Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 22
  • Hôm nay: 538
  • Tháng hiện tại: 538
  • Tổng lượt truy cập: 10079442

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang
   Nằm dọc theo đường Tây Trường Sơn, là xã biên giới, miền núi, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thuỷ, nơi những con người dân tộc thiểu số đang sinh sống với mọi điều kiện còn nhiều khó khăn vất vả. Ở nơi đó, có một ngôi trường được mang tên: "Trường mầm non Lâm Thủy".
   Được tách ra từ xã Ngân Thủy ngày 26/12/2001 theo Nghị định số 85/CP của Chính phủ ngày 14/11/2001, xã Lâm Thủy gặp rất nhiều khó khăn trong bước đầu thành lập. Là một xã miền núi thuộc vào diện đặc biệt khó khăn, dân số phần lớn là người dân tộc Bru - Vân Kiều phân bố ở cả 6 bản gồm Tăng Ký, Xà Khía, Bản Mới, Eo Bù - Chút Mút, Bạch Đàn và Tân Ly. Mặt bằng dân trí còn thấp, dân cư sống thưa thớt, các điều kiện để phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế... Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là UBND tỉnh, UBND huyện Lệ Thủy, các chính sách đối với dân tộc miền núi nên tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương ngày càng được phát triển, đời sống của người dân từng bước ổn định, con em đến tuổi đều được cắp sách đến trường. Song song với việc chú trọng phát triển kính tế, công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn xã cũng được các cấp, các nghành đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ  thực tiễn nhu cầu học tập của con em trong độ tuổi cắp sách đến trường cũng như làm theo lời Bác Hồ dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Chính vì vậy, ngày 20/8/2004 trường mầm non Lâm    Thủy  chính thức được thành lập tại xã Lâm Thủy. Lúc này đây, khó nói hết những gian khổ của buổi đầu thành lập trường, thế nhưng được sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện, phòng GD&ĐT Lệ Thủy và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, trường MN Lâm Thủy từng bước phát triển và trưởng thành.
   Ban đầu trường đóng tại bản Xà Khía xã Lâm Thủy, với nhiều điểm lẽ như: điểm Bản Mới, điểm Tân Ly, điểm Bạch Đàn, điểm Chút Mút. Trường lớp ở đây chật hẹp với điều kiện cơ sở vật chất hạn hẹp, các cháu với những bộ quần áo củ kĩ, và dường như nhiều cháu không có dép để mặc. Tại các điểm lẽ như: điểm Bạch Đàn, điểm Chút Mút trường lớp còn thô sơ, tạm bợ. Con đường đến trường thật xa xôi hẻo lánh với nhiều dốc cao ngoằn nghèo, đặc biệt tại các bản lẽ con đường đến trường rất vất vả hoang vu và đầy nguy hiểm, các cô giáo phải trèo biết bao ngọn đèo, vượt qua bao con suối, đi bộ hằng tiếng đồng hồ để cỗng “cái chữ” đến trường cho các cháu.
 
 
 
 
 
 
    Ở đây người dân thật nghèo khó, các cháu thiếu thốn rất nhiều điều. Chúng tôi những cô giáo mầm non đã gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc với phụ huynh và những đứa trẻ nơi đây: Sự bất đồng về ngôn ngữ, nhiều phụ huynh nhận thức còn hạn chế, các cháu còn nhiều rụt rè, sự phát triển của trẻ chậm, vốn tiếng việt còn nhiều hạn chế… Những khó khăn đó, chúng tôi dường như không còn một chút ý chí, tưởng chừng như không một chút sức lực nào để dạy dỗ và chăm sóc những đứa con ở đây.
   Dần dần quen với phụ huynh, quen với ngôn ngữ Vân Kiều, việc chăm sóc, dạy dỗ và trò chuyện giữa cô và trẻ  gần gũi hơn, trao đổi với phụ huynh mạnh dạn và thân thiết hơn. Để rồi, tình cảm của cô và trò trường mầm non lâm Thủy ngày một sâu đậm. Càng khó khăn bao nhiêu chúng tôi yêu những con người ở đây bấy nhiêu. Chúng tôi chăm sóc- dạy dỗ những đứa con của dân tộc Bru Vân Kiều như những đứa con của chính mình từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống và luôn mang trên mình trách nhiệm lớn lao: Làm thế nào để chúng được sạch sẽ gọn gàng, làm thế nào để chúng học được những điều hay, lẽ phải, biết được các con số, nét chữ…đó là trách nhiệm lớn lao của giáo viên mầm non vừa là người mẹ, vừa là cô giáo như chúng tôi. Một nụ cười, một sự hiểu biết nhỏ nhoi của chúng cũng đủ làm ấm lòng và tiếp thêm ý chí và động lực cho sự nghiệp trồng người của chúng tôi.
   Thế rồi, thời gian thấm thoát trôi, để lại đằng sau những khó khăn vất vả là những thắng lợi đã gặt hái. Với lòng yêu nghề và tình yêu trẻ, chúng tôi không ngại khó khăn, không ngại nguy hiểm vất vả gánh trên mình là trách nhiệm của một giáo viên luôn làm tốt công việc của mình đặc biệt là chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn đề cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường luôn tham gia tích cực các phong trào cũng như hội thi do Phòng GD&ĐT tổ chức:  Năm học 2015- 2016 nhà trường đã có 2 cháu tham dự hội thi “tranh đẹp của bé” cấp huyện.  Năm học 2016-2017 đạt giải khuyến khích hội thi “ Ngày hội của bé” cấp cụm. Hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” có nhiều chuyển biến so với năm học trước (cụ thể   năm học 2016-2017  tăng 4 bậc so với năm 2015-2016 và năm học 2017-2018 tăng 9 bậc). Có 2 giáo viên tham gia Hội thi và đạt Giáo viên làm đồ dùng-đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương (1 giáo viên đạt giải khuyến khích). Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện cũng đạt kết quả cao...
   Đến năm 2017 điểm trung tâm của trường được xây mới tại bản Tăng Ký xã Lâm Thủy. Ban đầu ở đây chỉ là một mảnh đất với những ngọn đồi lớn nhỏ đầy đá và sỏi, sau một thời gian được xây dựng thì trường đã được dựng lên với 2 dãy nhà 2 tầng là 10 phòng học. Chúng tôi những cô giáo mầm non của trường rất vui mừng và phấn khởi vì có trường mới để cho các cháu học tập. Thế nhưng, vui mừng bao nhiêu thì chúng tôi lại lo lắng bấy nhiêu vì nhìn xung quanh trường vẫn là một bãi đất toàn đá và sỏi. Chúng tôi nghĩ rằng với bãi đá sỏi này những cây rau, cây hoa, những cây xanh...liệu có thể mọc lên được hay không, chúng tôi có thể làm được gì với bãi đất này, đó là một câu hỏi lớn đã đặt ra cho chúng tôi.
   Và rồi, đúng như câu nói:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
   Thật vậy, với tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết giữa cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh và nhà trường với các ban ngành trên địa bàn... Hơn nữa là lòng nhiệt huyết với lòng yêu nghề yêu trẻ, khó khăn bao nhiêu chúng tôi cố gắng bấy nhiêu. Bên cạnh việc nuôi dạy những đứa con của dân tộc Vân Kiều khôn lớn, khỏe mạnh, dạy chúng biết những con số nét chữ, những điều hay lẽ phải để chúng lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội, thì ngoài giờ lên lớp chúng tôi xây dựng trang trí trường lớp. Tận dụng tối đa những giờ rảnh rỗi, chúng tôi phối hợp với phụ huynh và kêu gọi sự giúp đỡ của các ban ngành trên địa bàn, từ những việc đào đá sỏi, xúc đất chuyển về trường, rồi đến đào cây ở trong rừng về trồng, xây đắp từ những thứ nhỏ nhất, trồng và chăm sóc từng cây rau, cây hoa, ngọn cỏ... Chúng tôi, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương: cát, đá, tre, lốp xe, vải vụn...để làm tranh ảnh, các loại rau củ quả, các con rối... trang trí trường lớp và phục vụ cho việc dạy và học. Chúng tôi đã tạo nên một ngôi trường miền núi thật khang trang đẹp mắt.
   Năm học 2020-2021, 17 năm một chặng đường dài trường mầm non Lâm Thủy từng bước đi lên và đổi mới. Với mô hình trường Mầm non chất lượng cao trong thời kỳ đổi mới, một trong những thành công mà trường đạt được là đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ, tất cả đều đạt trình độ trên chuẩn. Tập thể CBGVNV có 25 đ/c, trong đó CBQL 03 đ/c, GV 17 đ/c, NV 5 đ/c. 100%  đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Có 15 đảng viên,19 đoàn viên.  Đội ngũ sư phạm nhà trường đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn gương mẫu về đạo đức, lối sống, về sự tận tâm, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi giáo viên, nhân viên trường mầm non   luôn khắc ghi và thường xuyên phấn đấu thực hiện tâm nguyện của Bác "Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là động lực, là niềm tin cho mỗi cá nhân và tập thể nhà trường.
   Ngoài ra toàn bộ giáo viên đều có trình độ cơ bản ngoại ngữ, tin học, thành thạo trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy và học, quản lý trường học, đủ năng lực để tổ chức tốt hoạt động một ngày của bé tại trường, luôn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện.
   Ban giám hiệu nhà trường luôn sâu sát trong chỉ đạo chuyên môn cũng như các công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn các tổ, nhóm và Hội đồng Sư phạm, thực hiện 100% các hoạt động đều có đồ dùng dạy học, ngoài việc tận dụng hết đồ dùng dạy học mà trường có, các giáo viên còn tích cực tự làm thêm nhiều đồ dùng tự tạo có chất lượng, phục vụ tốt cho việc dạy và học.
   Hiện tại trường có 3 điểm trường: một điểm trường trung tâm tại bản Tăng Ký, một điểm trường tại bản Chút Mút và một điểm trường tại bản Bạch Đàn với 8 nhóm, lớp gồm 183 cháu.
   Tất cả 8/8 nhóm lớp đều thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và 100% trẻ đều ăn bán trú tại trường. Chương trình nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ, phương pháp giáo dục thân thiện-tích cực, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, chú trọng phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội ở trẻ, hình thành ở trẻ thói quen suy nghĩ một cách độc lập, sáng tạo. Hàng năm chất lượng chuyển giao trẻ 5 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
   Điểm trường Tăng Ký có diện tích 2693,5 m2 với 5 nhóm lớp, có đầy đủ các phòng chức năng (phòng Hiệu trưởng, phòng P.Hiệu trưởng, phòng âm nhạc, phòng đa chức năng, khu phát triển thể chất, phòng hội đồng, văn phòng, bảo vệ, y tế, phòng dành cho nhân viên, phòng hành chính quản trị…)
   Với những giọt mồ hôi thấm đẫm áo, với những bàn tay xơ xác vì cày cuốc,
tháng 3/2021 trường mầm non Lâm Thủy đã được Sở GD&ĐT công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2, được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia múc độ I. Đó là công lao, là bao khó khăn vất vả và đền đáp cho sự cố gắng của tập thể sư phạm trường mầm non Lâm Thủy.
   Trường mầm non Lâm Thủy sẽ không ngừng cố gắng để tiếp tục làm những điều tốt đẹp hơn nữa trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ và xây dựng một ngôi trường miền núi ngày một đi lên và không phụ lòng tin yêu của trẻ, của phụ huynh, của địa phương và của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
 
Hoàng Thị Cúc
 
TRƯỜNG MN LÂM THỦY
Địa chỉ: Xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Website: mnlamthuy.edu.vn

Email: mnlamthuy@gmail.com
Hiệu trưởng: Hoàng Thị Cúc
ĐT: 0919580081
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Huyền Trang
ĐT: 0888571133
Phó hiệu trưởng: Lê Thị Diệc
ĐT: 0889163595
Một số hình ảnh mới
 
 

 

 



Tag : gao sach, gao mam, vay tin dung, seo cong huong, may han dien, phim bo
 

Liên kết website