PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY TRƯỜNG MN LÂM THỦY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | Số: /KH-MNLT | Lâm Thủy, ngày 29 tháng 01 năm 2019 | |
|
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
ĐƠN VỊ: MẦM NON LÂM THỦY
NĂM HỌC 2018-2019
I. Căn cứ xây dựng Kế hoạch- Thông tư số 25/2018/TT-BGDDT ngày 06 tháng 10 năm 2018 về việc ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục Mầm non;
- Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018. về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viênMầm non;
- Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2015 về quy định Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Công văn số 56/GD&ĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư số 25/2018/TTLT-BGD ĐT ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
- Công văn số 57 Phòng GD & ĐT ngày 15 tháng 01 năm 2019 về việc tổ chức thực hiện thông tư 26 về tổ chức đánh giá chức chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non;
II. Mục đích, yêu cầu1. Mục đích: *Đối với Hiệu trưởng:- Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
- Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
*Đối với giáo viên:- Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.
- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.
-Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
2. Yêu cầu: * Yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng:- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Căn cứ vào mức đạt được của từng tiêu chí được quy định tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
* Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.
- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
III. Nội dung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng1. Kết quả rà soát theo chuẩn1.1 Cán bộ quản lí: a. Hiệu trưởng:- Tiêu chí chưa đạt gồm: 0
- Tiêu chí đạt chuẩn gồm: 0
- Tiêu chí đạt mức Khá gồm: 3 tiêu chí (Tiêu chí 10,16,17)
- Tiêu chí đạt mức Tốt gồm: 15 tiêu chí (TC: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 18.
b. Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Lộc.
- Tiêu chí chưa đạt gồm: 0
- Tiêu chí đạt chuẩn gồm: 0
- Tiêu chí đạt mức Khá gồm: 10,16
- Tiêu chí đạt mức Tốt gồm: TC: 1,2,3,4,5,6,8,9,11,12,13,14,15,17,18
c. Phó Hiệu trưởng 2: Nguyễn Thị Hiên
- Tiêu chí chưa đạt gồm: 0
- Tiêu chí đạt chuẩn gồm: 0
- Tiêu chí đạt mức Khá gồm: 10,16,17
- Tiêu chí đạt mức Tốt gồm: TC: 1,2,3,4,5,6,7, 9,11,12,13,14,15,18
1.2. Giáo viên:a. Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp: 06 người (có danh sách kèm theo)
- Các tiêu chí đạt: TC2: 4/5 đ/c; TC3: 5/6 đ/c TC 4: 1/5đ/c, TC6: 2/5 đ/c, TC7: 2/5 đ/c, TC8: 2/5 đ/c; TC9: 1/5 đ/c; TC10: 1/5 đ/c; TC 13: 3/5đ/c; TC15: 1/5 đ/c.
- Các tiêu chí đạt mức khá: Tiêu chí : TC2: 3/5 đ/c; TC3: 1/6đ/c; TC4: 4/6đ/c; TC6: 3/6 đ/c; TC7: 3/6đ/c; TC10:5/6; TC12: 5/6đ/c; TC14: 5/6 đ/c; TC15: 4/6 đ/c.
- Các tiêu chí đạt mức Tốt Tiêu chí: TC1: 6/6đ/c; TC5: 6/6đ/c; TC8: 4/6 đ/c; TC9: 6/6 đ/c; TC11: 6/6 đ/c; TC13: 2/6 đ/c.
b. Giáo viên đạt chuẩn mức Khá: 09 người (có danh sách kèm theo)
- Các tiêu chí đạt:
+ TC2: 1/8 đ/c; TC13: 5/8 đ/c; TC14: 1/8đ/c.
- Các tiêu chí đạt mức Khá:
+ TC2: 7/8 đ/c: TC3: 7/8đ/c; TC4: 7/8 đ/c; TC6: 6/8 đ/c; TC7: 3/8 đ/c; TC10: 5/8 đ/c; TC11: 2/8 đ/c; TC12: 8/8 đ/c; TC14: 7/8 đ/c; TC15: 7/8 đ/c.
- Các tiêu chí đạt mức Tốt:
+ TC1: 9/9 đ/c; TC3: 1/9đ/c; TC4: 2/9 đ/c; TC5: 9/9 đ/c; TC6:2/9 đ/c; TC7: 5/9 đ/c; TC8: 9/9 đ/c; TC9: 9/9 đ/c; TC10: 2/9 đ/c; TC11: 7/9 đ/c; TC13: 3/9đ/c; TC15: 1/9 đ/c.
c. Giáo viên đạt chuẩn mức Tốt: 2 (có danh sách kèm theo)
- Các tiêu chí đạt mức Khá:
+ TC2: 2/2đ/c; TC11: ½ đ/c; TC12: 2/2 đ/c; TC 13: ½ đ/c; Tc14: ½ đ/c; Tc15: ½ đ/c.
- Các tiêu chí đạt mức Tốt:
+ Tiêu chí (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10) đạt 2/2 đ/c
+ Tiêu chí (11, 13,14) đạt ½ đ/c.
2. Kết quả rà soát chung:2.1. Dự kiến đánh giá theo chuẩn.
a. Cán bộ quản lí:
- Hiệu trưởng: mức Tốt
- Phó Hiệu trưởng 1: Mức tốt
- Phó Hiệu trưởng 2: Mức tốt
b. Giáo viên
- Chưa đạt chuẩn: 0 người - chiếm %.
- Đạt chuẩn nghề nghiệp: 02/16 người - tỷ lệ 7,1%
- Đạt chuẩn mức Khá: 08/14 người – chiếm 57,1%
- Đạt chuẩn mức Tốt: 05/14 người - chiếm: 35,7%.
c. Số lượng giáo viên cốt cán: 4/16 người - chiếm 14,3%.
(Danh sách kèm theo-mẫu 1) IV. Lộ trình bồi dưỡng đối với những tiêu chí chưa đạt 1. Mục tiêu a. Cán bộ quản lí:- Hiệu trưởng: phấn đấu duy trì đạt mức tốt
- 02 Phó Hiệu trưởng: phấn đấu duy trì mức tốt
1.2. Giáo viên:- 06 giáo viên đạt chuẩn, phấn đấu cuối năm có thêm 4-6 giáo viên đạt mức Khá. Tăng 37,5%
- 8 giáo viên đạt mức Khá, phấn đấu cuối năm có thêm 3-5 giáo đạt mức Tốt. Tăng ….%
2. Lộ trìnha. Hiệu trưởng:- Tiêu chí 10 phấn đấu tham mưu với các cấp tăng trưởng cơ sở vật chất; Tiêu chí 16 phấn đấu phối hợp với các nguồn lực để phát triển nhà trường; Tiêu chí 17: Sử dụng ngoại ngữ phấn đấu mức tốt
- Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 9/2018 đến tháng 7/2019
- Hình thức bồi dưỡng: Tham gia học lớp NLNN do phòng tổ chức.
- Thời gian công nhận kết quả: Tháng 7/2019
b. Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Lộc
- Tiêu chí: 10, 16 đạt mức K. Phấn đấu đạt mức Tốt
- Hình thức bồi dưỡng: Tăng cường công tác tham mưu tăng trưởng CSVC
- Thời gian bồi dưỡng: Học kì 2
- Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng
c. Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hiên
- Tiêu chí: 10,16,17 đạt mức Khá. Phấn đấu đạt mức Tốt
- Thời gian bồi dưỡng: Xuyên suốt năm học
- Hình thức bồi dưỡng: Tự học, tham gia lớp bồi dưỡng ngoại ngữ do phòng tổ chức.
- Thời gian công nhận kết quả: tháng 7/2019.
d. Giáo viên: *. Đối với giáo viên đạt phấn đấu bồi dưỡng đạt khá: 4-6 GV
- Thời gian bồi dưỡng: Xuyên suốt năm học
- Hình thức bồi dưỡng: Tự học, tự bồi dưỡng
- Bồi dưỡng qua tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuy
- Chuyên môn, tổ chuyên môn tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ.
- Thời gian công nhận kết quả: Cuối năm học trước 25/5/2019.
*. Đối với 8 giáo viên đạt mức Khá phấn đấu bồi dưỡng đạt mức Tốt: 3-5 giáo viên
- Thời gian bồi dưỡng: Xuyên suốt năm học
- Hình thức bồi dưỡng:
- GV tự học, tự bồi dưỡng
- Bồi dưỡng thông qua tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn.
- Chuyên môn, tổ chuyên môn tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ.
- Thời gian công nhận kết quả: Cuối năm học trước 25/5/2019 qua đánh giá của hội đồng sư phạm nhà trường dựa theo tiêu chí Gv phấn đấu trong TT20/2018 về đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.
*.Giáo viên cốt cán: phấn đấu bồi dưỡng tăng 1-2 giáo viên cốt cán.
3. Hệ thống giải pháp bồi dưỡng để đạt chuẩn nghề nghiệp.3.1. Đối với cán bộ quản lý:a. Đối với Hiệu trưởng:
- Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để huy động nguồn lực xây dựng và tăng trưởng cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo tốt hơn. Tham gia khóa học NLNN do phòng tổ chức.
b. Đối với Phó Hiệu trưởng 1
- Phối hợp huy động ngồn lực. Tích cực tham mưu với các ban nghành để tăng trưởng CSVC cho nhà trường
c. Đối với Phó Hiệu trưởng 2
- Bố trí thời gian khoa học trong công việc để tự bồi dưỡng thêm vốn kiến thức về tiếng Anh. Tham gia cùng lớp bồi dưỡng do phòng tổ chức.
3.2. Đối với giáo viên:3.2.1. Bồi dưỡng để đạt chuẩn nghề nghiệp: Không
3.2.2. Bồi dưỡng để đạt chuẩn nghề nghiệp mức Khá. 5-6 giáo viên
*Cần bồi dưỡng tiêu chí 2 của tiêu chuẩn 1: Phong cách làm việc đạt mức khá. Cụ thể:
- Yêu cầu giáo viên cần tích cực rèn luyện, chỉnh đốn tác phong làm một cách khoa học phù hợp với công việc của giáo viên mầm non.
- BGH nhà trường tăng cường kiểm tra, góp ý chỉ đạo uốn nắn cho giáo viên.
* Cần bồi dưỡng tiêu chí 3, 4 của tiêu chuẩn 1: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ phải đạt mức tốt. Cụ thể:
- Yêu cầu giáo viên cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng qua sách, báo, tài liệu, qua các buổi tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn để có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
- Vận dụng linh hoạt PPDH, chú trọng phát triển năng lực các cháu.
- Chuyên môn, Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ tư vấn kịp thời cho giáo viên, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể theo các chủ đề
- Bồi dưỡng giáo viên cách xây dựng kế hoạch nhóm lớp.
* Cần bồi dưỡng tiêu chí 6, 7 của tiêu chuẩn 2: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em; Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em; Quản lí nhóm, lớp. Cụ thể
- Yêu cầu giáo viên nghiên cứu tài liệu để lập kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.
- Sáng tạo trong công tác quản lí nhóm lớp, theo dõi ghi chép các hoạt động của trẻ, tài sản của lớp…vào các loại hồ sơ một cách chính xác.
- Vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, các hình thức đánh giá nhằm theo dõi và điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn.
- Chuyên môn sẽ kiểm tra chỉ đạo cách lập kế hoạch giáo dục, đánh giá trẻ, kế hoạch quản lí nhóm lớp cho giáo viên bằng các hình thức khác nhau.
* Cần bồi dưỡng các tiêu chí 9 của tiêu chuẩn 3: Thực hiện qyền dân chủ trong nhà trường. Cụ thể:
- Yêu cầu giáo viên thường xuyên nắm bắt tình hình trên địa bàn, các loại công văn, các cuộc họp của nhà trường, các kênh công nghệ thông tin về bạo lực học đường để có biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời.
- BGH nhà trường sẽ thường xuyên theo dõi để chỉ đạo giáo viên.
3.2.3. Bồi dưỡng để đạt chuẩn nghề nghiệp mức Tốt.
* Bồi dưỡng các tiêu chí 3,4, 6,7. Chuẩn 2
- Yêu cầu: Giáo viên tham gia hỗ trợ xây dựng chương trình nhóm lớp một cách phù hợp
Giáo viên nghiên cứu tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việcquan sát đánh giá trẻ, thực hiện đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.
- Tổ chuyên môn sẽ hỗ trợ chỉ đạo giáo viên.
* Bồi dưỡng các tiêu chí 12. Chuẩn 4
- Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn đi sâu và chỉ đạo chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.
* Bồi dưỡng tiêu chí 14,15 chuẩn 5: Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện khả năng nghệ thuật trong động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Chuyên môn thực hiện tập huấn năng lực dạy học, cách điều hành của Gv trên lớp; tích cực nghiên cứu các hình thức dạy học, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh; tăng cường dạy kỹ năng hợp tác cho học sinh song song với việc GV bôi dưỡng năng lực của bản thân trong dạy học và tiếp cận các PPDH tiên tiến.
- Gv tích cực tự học, tự bồi dưỡng qua sách tài liệu, mạng internet
- Chỉ đạo đ/c các GV còn hạn chế về kỹ năng ứng dụng CNTT qua nhiều cách: Tổ chức tập huấn những vấn đề có nhiều CBGV còn hạn chế; Hỗ trợ trực tiếp những vấn đề cá nhân còn vướng mắc để nâng cao hiệu quả sử dụng UDCNTT trong dạy học và giáo dục theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
V. Tổ chức thực hiện1. Đối với Lãnh đạo nhà trường:- Phổ biến TT 25, TT 26 đến đội ngũ CBGV để nghiên cứu. Tổ chức bồi dưỡng TT 25,TT 26 để giáo viên chia sẻ vướng mắc trong quá trình nghiên cứu rà soát, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân.
- Hướng dẫn CBGV tự rà soát bản thân theo chuẩn nghề nghiệp của các vị trí theo Thông tư đã ban hành.
- Thành lập tổ rà soát và tổ chức rà soát cho đội ngũ theo chuẩn ban hành.
- Triển khai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đối với từng cá nhân và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường.
2. Đối với Công đoàn nhà trường:- Tổ chức tuyên truyền đến đội ngũ việc thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chuẩn của thông tư 25/2018 và TT 26 của BGD đã ban hành nhằm xây dựng động cơ thực hiện đúng đắn, hướng đến đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Động viên các đoàn viên trong công đoàn khắc phục khó khăn để bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phấn đấu đạt kế hoạch đã đề ra.
3. Đối với Tổ chuyên môn:- Nắm được các tiêu chí cần phấn đấu của tổ viên để thúc đẩy các thành viên thực hiện tích cực.
- Phối hợp chuyên môn, nhà trường để giúp đỡ các thành viên trong quá trình phấn đấu, rèn luyện đạt mục tiêu một cách thực chất.
- Tuyên truyền, động viên các thành viên bám sát kế hoạch cá nhân đã xây dựng để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
- Thường xuyên có những trao đổi cụ thể với BGH để năm bắt tình hình tự phấn đấu của các thành viên trong nhà trường về hoạt động này giúp BGH có những biện pháp khắc phục hợp lý.
4. Đối với Đoàn thanh niên:- Tổ chức tuyên truyền đoàn viên thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chuẩn của thông tư 26/2018 của BGD đã ban hành nhằm đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của ngành đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay.
- Động viên các đoàn viên trong Chi đoàn phấn đấu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để đạt kế hoạch đã đề ra.
5. Đối với giáo viên:- Nghiên cứu tìm hiểu nắm chắc các tiêu chí các chuẩn đánh giá theo thông tư mới ban hành.
- Tự rà soát theo chuẩn bằng văn bản.
- Tham gia rà soát chuẩn do nhà trường tổ chức.
Trên cơ sở kết quả rà soát chuẩn của nhà trường, GV tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân theo yêu cầu và hưóng dẫn của các công văn hướng dẫn.
Trên đây là kế hoạch cá nhân bồi dưỡng đạt chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ đơn vị MN Lâm Thủy, năm học 2018-2019./.
HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Cúc CÔNG ĐOÀN NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Thị Hiên
Ý kiến bạn đọc