Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 23
  • Khách viếng thăm: 22
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 4794
  • Tháng hiện tại: 20341
  • Tổng lượt truy cập: 8416432

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO BÁN TRÚ

Đăng lúc: Thứ hai - 29/10/2018 04:14 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
PHÒNG GD& ĐT LỆ THỦY              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LÂM THỦY                                  Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
           
         Số:    /KHBT-MN                      Lâm Thủy, ngày 24 tháng 8 năm 2018
 
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BÁN TRÚ
NĂM HỌC 2018-2019
 
          Căn cứ vào thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT về đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN;
          Căn cứ  kết luận số: 80/GDĐT- MN kết luận Hội thảo tổ chức hoạt động dinh dưỡng tại các trường MN, ngày 25  tháng 01 năm 2014;
          Căn cứ vào chương trình GDMN ban hành kèm theo TT số 17/2009/TT_BGDĐT ngày 25/7/2009 và TT số 28/2016 TT -BGDĐT ngày 30/12/2016 v/v sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN
Căn cứ hướng dẫn số 874/HD - GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 ngày 13/9/2018 của Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ;
            Căn cứ quyết định số 16/2018/QĐ-HT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của hiệu trưởng Trường Mần non Lâm Thủy về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác bán trú.
           Căn cứ vào tình hình thực tế trường mầm non Lâm Thủy xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng năm học 2018-2019 như sau:  
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
        1. Quy mô - số lượng.
          - Trường có 03 bếp ăn bán trú
- Tổng số cháu toàn trường năm học 2018-2019 là 177cháu/8 nhóm lớp. Trong đó: NT: 30 cháu/2 nhóm; MG 147/6lớp
2. Đội ngũ:
Nhà trường phân công 01 PHT trực tiếp chỉ đạo công tác bán trú
          - Số lượng: 03 giáo viên, nhân viên. Trong đó 1 nhân viên trình độ CĐ và 1 nhân viên trình độ trung cấp, và rút 1 giáo viên về nấu ăn.
2. Cơ sở vật chất phục vụ cho bán trú  
- Bếp bán trú: diện tích 40 m2 với thiết kế đúng quy định bếp một chiều, có tủ đựng chia cơm, tủ lạnh ...
- Có đủ các điều kiện để tổ chức bếp ăn bán trú như: soong, bếp điện, bếp ga, máy xay thịt...., đảm bảo vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
3. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi:
          - Hoạt động bán trú đã được thực hiện liên tục trong nhiều năm, Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của PGD&ĐT Lệ Thủy.
          - Tổng số trẻ ăn bán trú đạt tỷ lệ 100%.
- Phụ huynh học sinh có phần quan tâm đến việc ăn bán trú của trẻ tại trường, đã đóng góp đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc bán trú của trẻ tại trường của phụ huynh như đóng góp gối, ca cốc uống nước và đóng góp tiền hợp đồng thuê cô nuôi... phục vụ cho các cháu ăn ở bán trú.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nhiệt tình, tận tụy với nghề.
2. Khó khăn:
- Đơn vị có nhiều điểm trường nên khó khăn trong công tác chỉ đạo cũng như phân công phần hành. Cơ sở vật chất  phục vụ cho công tác bán trú của trường vẫn còn thiếu thốn một số hàng mục
- Một số nhân viên dinh dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng, thao tác còn hạn chế.
- Mức thu nhập của nhân viên dinh dưỡng còn thấp so với nhu cầu công việc.
- Nhu cầu năng lượng cũng như cơ cấu bữa ăn, tỷ lệ các chất sinh năng lượng thay đổi nên cũng gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, cũng như thực hiện.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường tiếp tục rút kinh nghiệm, phấn đấu nổ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.       II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
          - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho bếp ăn bán trú đảm bảo yêu cầu.
          - Tăng cường chỉ đạo thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn.
          - Tập trung chỉ đạo xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Chương trình giáo dục MN Ban hành theo TT số 17/2009/TT_BGDĐT ngày 25/7/2009 và TT số 28/2016 TT -BGDĐT ngày 30/12/2016 v/v sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN và phù hợp với tình hình thực tế trong nhà trường.
          - Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, nhân viên dinh dưỡng đáp ứng với yêu cầu mới.
     III. CÁC CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Bồi dưỡng nâng cao trong chất lượng đội ngũ giáo viên - nhân viên trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
* Chỉ tiêu
- 100% nhân viên dinh dưỡng đạt trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Thành thạo kỹ năng chế biến và tính khẩu phần.
     - 100% cán bộ giáo viên – nhân viên được học tập nghiên cứu các văn bản chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về những yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng, công tác bán trú.
 - 100% nhân viên dinh dưỡng được bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm .
- Phấn đấu 3/3 giáo viên nhân viên dinh dưỡng qua các đợt kiểm tra xếp loại khá trở lên.
     - Phấn đấu đạt bếp loại tốt trong các đợt thanh kiểm tra.
 * Giải pháp
   - Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên dinh dưỡng - giáo viên qua các đợt hội thảo chuyên đề, những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh dưỡng cần đạt để cung cấp calo cho trẻ. Cách xây dựng thực đơn…
   - Triển khai bồi dưỡng các nội dung tìm hiểu về pháp lệnh tiêu chuẩn qui định của Bộ y tế, viện dinh dưỡng về VSATTP trong trường mầm non, các văn bản chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm ...
   - Nâng cao kiến thức kỹ năng xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo viên và nhân viên dinh dưỡng.
   - Bồi dưỡng củng cố cho nhân viên về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
   - Các thao tác qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
        - Phân công rõ từng người từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế biến.
   - Thường xuyên kiểm tra đột xuất giám sát trực tiếp đối với bếp.
   - Tiếp tục hướng dẫn cho các nhân viên sử dụng thành thạo phần mềm tính khẩu phần ăn.
   - Cung cấp sách tài liệu tham khảo cho các đồng chí trong tổ dinh dưỡng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ.
   - Tổ chức cho giáo viên nhân viên dinh dưỡng tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức.
 
  - Quan tâm tạo điều kiện chăm lo đến đời sống sức khoẻ của giáo viên, nhân viên dinh dưỡng.
2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
          - Chỉ tiêu.
          + 100% trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
          + Phấn đấu đảm bảo đạt năng lượng theo quy định, đảm bảo cân đối các chất.
          + 96-97% trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống
          + Cuối năm tỷ lệ suy dinh dưỡng về nhẹ cân và thấp còi còn dưới 12% và giảm so với đầu năm trước.
          + 100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân theo quy định.
+ Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.          + Đảm bảo 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm.
+  Có đủ hợp đồng thực phẩm các loại theo quy định.
+ Phấn đấu cung cấp 25-30% nguồn rau sạch tại chỗ phục vụ công tác bán trú.
- Biện pháp.
          + Tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ kcalo cho trẻ.
          + Quản lý chặt chẽ nguồn thực phẩm cung cấp tại bếp, chất lượng bữa ăn, lưu mẫu thực phẩm, việc tính khẩu phần ăn. Thành lập tổ giám sát  (có hội phụ huynh tham gia)
          + Chỉ đạo giáo viên nhân viên dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; quan tâm xây dựng thực đơn hằng ngày theo tuần và không lặp lại trong 2 tuần liền. Chỉ đạo xây dựng thực đơn đảm bảo 12-15 loại thực phẩm/ngày. Bữa chính có tối thiểu có 03 món (món mặn, món xào và món canh).
          + Chỉ đạo các lớp tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo giúp trẻ có nền nếp, thói quen tốt trong ăn, uống, ăn hết suất, ngủ đủ giấc, uống đủ nước theo nhu cầu..
+ Tăng cường đầu tư về CSVC, thường xuyên kiểm tra, tu sửa cơ sở vật chất đồ dùng thiết bị thường xuyên, đảm bảo an toàn và thuận lợi để thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Phối hợp với phụ huynh mua đồ dùng cho trẻ đảm bảo mỗi trẻ có một bộ đồ dùng riêng. Nhà trường có hợp đồng thực phẩm có tính pháp, Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện đúng quy trình chế biến thực phẩm.
          + Chỉ đạo giáo viên NVDD thực hiện tốt các qui định của nhà bếp, lưu mẫu thực phẩm 24/24 giờ đúng quy định. Thực hiện đồ dùng chế biến sống, chín rõ ràng.
          + Mua thực phẩm đúng hợp đồng của nhà cung cấp.
          + Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ nhân viên dinh dưỡng 2 lần/năm, tham gia tập huấn nghiệp vụ về VSATTP....
          + Giám sát việc thực hiện vệ sinh phòng, nhóm, VS cá nhân của cô và trẻ.
          + Chế biến thức ăn đảm bảo hợp VS, đảm bảo kĩ thuật theo hướng một chiều, đảm bảo 3 ngon “Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng” Thức ăn sau khi chế biến xong phải có nắp đậy, cho trẻ ăn thức ăn nóng, hạn chế thức ăn nguội lạnh.
          - Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt của trẻ trong ngày. (không thay đổi tùy tiện). Giáo dục trẻ thói quen tự phục vụ. Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, nên cho trẻ biết tên các món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày.
          - Lòng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ trong các hoạt động ở lớp.
          - Phối hợp với phụ huynh để đảm bảo mức ăn của trẻ 11.000đ/ ngày. Tăng cường về vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, Bổ sung cho trẻ uống sửa ít nhất 1-2 lần/tuần.
          3. Về công tác kiểm tra:
          - Chỉ tiêu. 
          + 100% số ngày được kiểm tra giao nhận thực phẩm.
          + 100% các nhóm, lớp được kiểm tra dự giờ ăn, công tác báo ăn, tổ chức giấc ngủ... theo kế hoạch tối thiểu (2lần/tháng)
          + 100% giáo viên-nhân viên được kiểm tra kiến thức về vệ sinh, chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ.
          + 100% giáo viên nhân viên dinh dưỡng được kiểm tra chế biến, vệ sinh ATTP, cân đoong thực phẩm, chia ăn cho trẻ, vệ sinh trong quá trình chế biến và sau khi chế biến, công tác sử dụng hồ sơ, thực hiện phần hành được phân công
         + Phối hợp với ban Đại diện cha mẹ học sinh để kiểm tra bếp bán trú định kỳ và đột xuất.
          - Biện pháp.
          + Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát tay nghề của giáo viên, thao tác chế biến của cô nuôi, cân đoong...
          + Phân công cụ thể CB, GV, NV trực tiếp kiểm tra.
          + Sau KT lập biên bản kiểm tra, góp ý bổ sung cụ thể, khách quan...
 
          IV. THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG:
 
TT ND quản lý Biện pháp quản lý Phân công
1 Quản lí sĩ số trẻ ăn bán trú. - Chỉ đạo các lớp báo ăn đúng giờ (7h45-8h) hàng ngày, báo cáo chính xác số lượng cháu.
- Thường xuyên kiểm tra đột xuất tình hình sĩ số cháu ăn bán trú tại các nhóm lớp.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các nhóm, lớp.
- Xây dựng lớp điểm về công tác CS-ND: Lớp MG Bé Tăng ký; Lớp Mẫu giáo Lớn Tăng ký.
- Giao trực tiếp cho giáo viên chính các nhóm lớp và đ/c Nguyễn Thị Hiên, BGH.
 
- BCĐ
 
- Cô Hoài, cô Nương; cô Giang, , cô Phương
2 Quản lí CSVC bán trú. - Ngay từ tháng 8, nhà trường kiểm kê tài sản, CSVC phục vụ bán trú.
- Hàng tháng có sự phối hợp với Lãnh đạo phụ trách CSVC của trường, bếp bán trú, nhân viên dinh dưỡng củ soát CSVC bán trú.
- Giao cho đ/c Nguyễn Thị Hiên
(tháng 8,9)
Đ/c Lộc
các tháng còn lại, NVKT, đ/c Bằng, đ/c Yến
- Đ/c Hiên chỉ đạo
3 Quản lí chi-tiêu bán trú Ngay đầu năm học (tháng 8) nhà trường đã chủ động tổ chức họp BĐDCMHS để bàn thống  nhất mức thu tiền ăn cho trẻ: Tăng mức ăn lên 11.000đ/trẻ/ngày.
Mức hổ trợ tiền cô nuôi 2.000đ/trẻ/ngày
Thống nhất quy chế phối hợp với BĐDHCMHS đảm bảo cho việc tổ chức bán trú được tốt.
- Chỉ đạo giáo viên và nhân viên dinh dưỡng công khai tài chính hằng ngày qua bảng.
 
4 Quản lí số lượng, chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm - Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, thực hiện VSATTP theo quy định hiện hành
- Tổ chức kí hợp đồng với các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhà trường có sự kiểm định chất lượng, thời gian giao nhận thực phẩm 8h00 hàng ngày.
- Hàng ngày chỉ đạo NVYT, NVKT kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm và VSATTP.
- Chỉ đạo NVDD cải tạo vườn rau các cụm của trường.
- Thường xuyên nhắc nhở NVDD vệ sinh bếp ăn bán trú đảm bảo chất lượng VSATTP.
- Giao cho đ/c Yến (NVYT); Đ/c Thảo; Đ/c: Hoài; Đ/C Giang (TTCM- TPCM)  hàng ngày kiểm tra thực phẩm cân đong đúng định lượng.
 
 
- Chỉ đạo NVDD thực hiện.
- Đ/c chỉ đạo bếp bán trú.
5  
- Quản lí khẩu phần ăn của trẻ
 
- Chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng dành cho người Việt Nam của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo NVDD tính khẩu phần ăn cho trẻ theo phần mềm DD. Đảm bảo AT cho trẻ cả thể chất và tinh thần. Thường xuyên lưu mẫu thức ăn của trẻ theo quy định.
 
- Phân công Đ/c Hằng chịu trách nhiệm giúp đỡ các NVDD tính khẩu phần đảm bảo định lượng.
- Đ/c phụ trách bếp bán trú.
          VI. MỘT SỐ QUI ĐỊNH :
           1. Đối với nhân viên nhà bếp:
          - Có kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
          - Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng, 10 lời khuyên vàng trong chế biến thực phẩm; Biết xây dựng thực đơn phong phú, phù hợp theo tuần.
          - Biết và lên dự kiến thực phẩm cần thực hiện cho ngày sau.
          - Biết tính khẩu phần bằng phần mềm dinh dưỡng.
          - Tiếp phẩm, mua thực phẩm tươi ngon, đủ định lượng, giá cả hợp lý theo đúng hợp đồng thực phẩm.
          - Thực hiện đúng dây chuyền, thao tác kỹ thuật của từng cô ở khâu chế biến theo nguyên tắc bếp 1 chiều.
          - Nắm đúng định lượng khi chế biến, chế biến thành phẩm đảm bảo thơm ngon, đẹp và trẻ ăn hết xuất.
          - Biết cách lên định lượng chia ăn cho trẻ.
          - Thực hiện tráng bát, rửa bát theo quy định.
          - Vệ sinh tủ lạnh, lưu mẫu thức ăn đúng quy định.
          - Hoàn thành các loại hồ sơ theo quy định (theo ngày, theo tuần)
          - Biết phối hợp với giáo viên trong lớp để điều tiết thay đối khẩu phần ăn cho trẻ (khi món ăn không phù hợp)
          - Cơm không bị khô, sống, nát, đảm bảo giờ ăn của trẻ.
          - Nhà bếp luôn khô, sạch, gọn gàng, các đồ dùng ở bếp luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng đúng nơi qui định.
          - Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân của cấp dưỡng (Đeo khẩu trang, tạp dề, đội mũ, đầu tốc gọn gàng, Móng tay cắt ngắn, không đeo trang sức khi chế biến thức ăn cho trẻ.
          - Phải đoàn kết giúp đỡ, bảo ban nhau trong công việc. Tuyệt đối phải đảm bảo thực phẩm và khẩu phần ăn cho trẻ, không được để thất thoát dưới bất kỳ hình thức nào.
          - Biết xây dựng vườn rau xanh tốt.
          - Bảo quản đồ dùng của nhà bếp và lớp mà nhà trường đã giao không bị mất.
          2. Đối với giáo viên lớp tham gia bán trú:
          - GV phải nắm bắt sĩ số trẻ hàng ngày trong lớp, báo ăn đúng giờ, hướng dẫn các cháu vệ sinh trước và sau khi ăn. Năm được định lượng của trẻ.
          - Tổ chức bữa ăn đảm bảo quy định (chuẩn bị điều kiện tổ chức ăn: Bàn, nghế, vị trí, đĩa đựng thức ăn, khăn ẩm..., tạo không khí trong bữa ăn, cần quán xuyến, động viên cháu ăn hết khẩu phần, không để trẻ làm cơm rơi vãi xuống sàn nhà.
          - Tổ chức đầy đủ các  nội dung theo lịch sinh hoạt. Chú ý đến khâu vệ sinh, ăn, ngủ cho trẻ.
          3. Quy định về nhu cầu năng lượng của trẻ tại trường:
          - Mức ăn: 11.000đ/ngày
          - Trẻ được ăn uống đầy đủ hợp lý, cân đối định lượng đúng theo độ tuổi qui định:
          + Năng lượng:
            Nhà trẻ 24-26 tháng:  60-70% năng lượng cả này (600-651 Kcal/ngày/trẻ)
            MG: 50-55% năng lượng cả này (615- 726 Kcal/ngày/trẻ)
          + Số lượng bữa ăn: NT: 2 chính + 1 phụ; MG 1 phụ + 1 chính
          + Năng lượng phân phối giữa các bữa ăn:
  Cả ngày tại trường Chính Phụ
Chính trưa Chính Chiều
NT % 60-70 30-35% 25-30% 5-10%
Kcal 600-651 (300-325) (250-279) (50-93)
MG % 50-55 30-35   15-25
Kcal 615-726 369-462   246-264
Dự kiến thực hiện NT 651 300 250 60
MG 657 380   250
+ Cơ cấu năng lượng:
  Chất đạm
(Protit: P)
Chất béo
(Lipit: L)
Chất bộ  (Gluxít:G)
NT 13-20 30-40 47-50
Tỷ lệ các chất đảm bảo trong khoảng 15 (16) 35 50
MG 13-20 25-35 52-60
Tỷ lệ các chất đảm bảo trong khoảng 15 (16) 30 55
- Đạt tối ưu cân bằng của các chất dinh dưỡng:
   + Ít nhất 60% protein động vật/protein tổng số
   + Lipid động vật và lipid thực vật = 70% và 30%.
  - Lượng nước uống của  trẻ tại trường
     + Đối với nhà trẻ: 0,8 -1,6 L/trẻ/ngày tại trường
            + Đối với mẵu giáo: 1,6 – 2 L/trẻ/ngày tại trường
          - Thực hiện nghiêm túc dây chuyền bếp một chiều luân chuyển, đổi ca theo tháng để giáo viên nuôi thành thạo trong các dây chuyền chế
           3. Quy định chế độ họp :
          - Họp đột xuất khi có vấn đề về bán trú
          - Họp định kì 1lần/ tháng  vào cuối tháng.
          4. Quy định về hồ sơ:
          1. Hồ sơ quản lý chỉ đạo:
          - Kế hoạch chỉ đạo hoạt động bán trú.
          - Sổ phân công phần hành
- Sổ báo cáo tuần (theo dõi dưỡng chất và thực đơn tuần)
          - Biên bản kiểm tra
          - Hợp đồng thực phẩm
        2. Hồ sơ kế toán:

- Sổ báo ăn của trẻ toàn trường
          - Sổ theo dõi thu - chi.
- Sổ chấm cơm của trẻ.
- Các loại hợp đồng liên quan;
- Các loại hóa đơn, chứng từ...

        3. Hồ sơ nhà bếp:

- Thực đơn tuần
- Sổ hóa đơn chợ (Nhà trẻ, MG)
- Sổ tiếp nhận thực phẩm
- Sổ kiểm thực ba bước
- Sổ báo ăn của trẻ
- Sổ lưu mẫu thực phẩm
- Sổ theo dõi tài sản của bếp
- Giấy chứng nhận VSATTP

- Hợp đồng thực phẩm (được sao, nhân bản từ hồ sơ kế toán)
- Sổ xuất nhập kho (những thực phẩm nhập vào kho)
- Sổ thiết lập dưỡng chất (nhà trẻ, MG)
- Giấy khám sức khỏe của cô dinh dưỡng.
          4. Hệ thống bảng biểu nhà bếp:
1. Bảng công khai kinh tế: (Phải ghi tổng số cháu được ăn; Ghi món ăn trong ngày; công khai số lượng thực phẩm và số tiền chi ra trong ngày)
          2. Bảng thực đơn (phải treo nơi có thể viết hàng ngày được thuận tiện) không được đánh máy mà ghi tay để dễ thay đổi thực phẩm (báo cáo BGH về việc thay đổi thực đơn).
          3. Bảng nội quy nhà bếp: Ghi từ 1 cho đến n (không tách ra đối với nhân viên nhà bếp, đối với CB, GV, NV trong trường).
          4. Bảng 10 cặp thực phẩm xung khắc (phải treo ở nơi làm sạch thực phẩm)
          5. Bảng 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm (treo ở nơi chế biến)
          6. Bếp 5 tốt treo nơi chế biến (bếp nấu)
          7. 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
          8. Bảng định lượng nhu cầu năng lượng của trẻ trong ngày (ghi cụ thể định lượng năng lượng bữa chính, bữa phụ), nhà trẻ, mẫu giáo; tỷ lệ các chất P:L:G
9. Bảng báo ăn, chia ăn
10. Bảng phân công phần hành.
Trên đây là kế hoạch chỉ đạo công tác bán trú năm học 2018-2019
Trong quá trình thực hiện có gì cần điều chỉnh, bổ sung sẽ thực hiện trong KH cụ thể hàng tháng.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Các thành viên trong BCĐ, GV, NV( t/h);
- Lưu VP.
                         HIỆU TRƯỞNG
 
 
                          Hoàng Thị Cúc
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Cúc
Nguồn tin: HT-Trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website