Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Khách viếng thăm: 18
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 506
  • Tháng hiện tại: 36513
  • Tổng lượt truy cập: 10311729

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2016

Đăng lúc: Thứ ba - 29/11/2016 15:11 - Người đăng bài viết: Nguyễn Quang Mười
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2013; Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”;
PHÒNG GD- ĐT LỆ THUỶ                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LÂM THUỶ                             Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
       Số : 35 /QĐ-HT                                  Lâm Thủy, ngày  7  tháng  10   năm 2016
                                             
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ban công tác Phòng chống tham nhũng Năm học 2016-2017
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MN LÂM THỦY
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 trường MN Lâm Thủy;
Căn cứ vào quyền hạn của Hiệu trưởng ghi trong Điều lệ trường Mầm Non;
 Xét năng lực và đạo đức của cán bộ , giáo viên, công nhân viên, 
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay thành lập Ban công tác Phòng chống tham nhũng năm học 2016 - 2017 của Trường MN Lâm Thủy gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
TT Họ và Tên Chức vụ Chức damh
1 Bà Hoàng Thị Cúc Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Bà Nguyễn Thị Hiên   Chủ tịch công đoàn Phó Trưởng ban
3 Bà Lê Thị Lộc Phó Hiệu rưởng Thành viên
4 Bà Hồ Thị Thi Tổ trưởng CM Thành viên
5 Bà Hồ Thị Thảo Tổ trưởng CM Thành viên
6 Bà Lê Thị Hường Tổ phó CM Thành viên
7 Bà Hoàng Thị Hoài Tổ phó CM Thành viên
8 Ông Võ Văn Bằng Tổ trưởng văn phòng Thành viên
9 Bà Nguyễn Thị Huyền   Tổ phó văn phòng Thư ký
Điều 2. Các cá nhân có tên ở Điều 1 có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện các nội dung  công tác phòng chống tham nhũng trong nhà trường theo đúng văn bản hướng dẫn của ngành.
 Điều 3. Các bộ phận phụ trách kế toán, hành chính, văn thư và các Ông (Bà) có tên ghi ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận:
-      Như Điều 3;
-      Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 (Đã ký)
 Hoàng Thị Cúc

 

 


PHÒNG GD- ĐT LỆ THUỶ                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LÂM THUỶ                             Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
   
     Số: 35KH-PCTN                               Lâm  Thuỷ, ngày 7 tháng 10 năm 2016
 
 
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2016

 
I. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2013; Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”;
Chương trình hành động số 16-CT/TU ngày 21/12/2012 của Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quyết định số 3368/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2009 và Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
 Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 25/01/2016 của UBND huyện Lệ Thủy về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016. Để hoạt động phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện Lệ Thủy đi vào nề nếp, phát huy tác dụng, nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng,
 Căn cứ Kế hoạch số 141/KH-GD&ĐT ngày 22/2/2016 về kế hoạch phòng chống tham nhũng của phòng GD&ĐT Lệ Thuỷ; Trường MN Lâm Thuỷ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 như sau:
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ đối với nhà trường và các tổ chức đoàn thể, các bộ phận liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Xây dựng chi bộ Đảng, xây dựng nhà trường thực sự trong sạch, vững mạnh; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Thúc đẩy sự tham gia chủ động của bộ phận, các đoàn thể của nhà trường, các phương tiện truyền thông và phụ huynh, học sinh trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng.
- Chủ động trong công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc trong việc phòng chống tham nhũng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong các hoạt động của nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm vụ lợi cá nhân. Từng bước nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trong đơn vị.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về chính sách, pháp luật; các tài liệu về phòng chống tham nhũng nhằm tạo sự chuyển biến, tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường trong việc phòng, chống tham nhũng của đơn vị.
- Tăng cường công tác  kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm phòng chống tham nhũng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong đơn vị, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm cho mọi hoạt động trong nhà trường được minh bạch, nâng cao tính mẫu mực xứng đáng với niềm tin của phụ huynh và nhân dân.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2016 của nhà trường đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường nói chung cũng như giáo dục các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, và các văn bản mới có liên quan như : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định một số điều chi tiết về Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định hợp nhất số 03/NĐHN-BNV ngày 14/7/2014 của Bộ Nội vụ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; và các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, công chức, viên chức, lao động, học sinh.
- Gắn công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng với thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào lớn của ngành, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục công chức, viên chức tự nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và xây dựng tấm gương điển hình về “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phát huy dân chủ, gương mẫu thực hiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong công việc thực tế hàng ngày.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tủ sách pháp luật trong thư viện, phòng đọc sách của đơn vị.
2. Triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
2.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến công tác PCTN
- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng của nhà trường năm 2016 theo hướng dẫn của ngành và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị;
- Xây dựng và ban hành các loại quy chế của đơn vị như: Quy chế dân chủ trường học, Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn, Quy chế văn hoá công sở; Quy chế quản lý tài chính, tài sản công;  Quy chế chi tiêu nội bộ;...phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản công, xây dựng quy trình giải quyết công việc đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, dễ kiểm soát; thanh lý kịp thời những tài sản hư hỏng, đúng quy trình; đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực trong việc mua sắm tài sản mới; phát huy hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2.2. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị
2.2.1. Công khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt làm tốt Ba công khai:
+ Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế;
+ Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;
+ Công khai thu chi tài chính;
+ Ngoài ra nhà trường còn công khai chế độ và tiền ăn hàng ngày, hàng tháng của học sinh bán trú; công khai các chế độ của học sinh theo quy định của Nhà nước
Thực hiện tốt Bốn kiểm tra: Kiểm tra phân bổ ngân sách, nhận chỉ tiêu; kiểm tra các khoản thu ngay từ đầu năm học; kiểm tra chất lượng giáo dục; kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, nâng lương, nâng lương trước thời hạn, chế độ phụ cấp cho giáo viên; Ngoài ra nhà trường còn làm tốt công tác KT bếp ăn tập thể của HSBT với việc thực hiện khẩu phần ăn và kiểm tra công tác ATVS thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ. Công khai, minh bạch các hoạt động mua sắm tài sản tài chính: Việc mua sắm tài sản phải được thông qua Hội đồng trường để được bàn bạc thống nhất và quyết định. Thực hiện công khai công tác quy hoạch cán bộ (về tiêu chí, tiêu chuẩn và dân chủ), phân công công tác để đảm bảo công bằng và phát huy được năng lực sở trường của từng công chức, viên chức trong thực hiện công việc được giao.
2.2.2. Công khai, minh bạch trong công tác phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị và công tác thi đua khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng
- Sắp xếp đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên TPT Đội, quy hoạch nguồn cán bộ quản lý, phân công công tác, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng... phải đảm bảo đúng quy trình, đúng năng lực và sở trường công tác của từng cá nhân.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua phải có đăng ký giao ước thi đua; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.
- Công khai quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hợp đồng lao động, đề nghị  xét tuyển viên chức; tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động viên chức, chế độ chính sách, nâng bậc lương, đánh giá xếp loại thi đua của tập thể và cá nhân.
2.2.3. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá cơ quan công sở, đạo đức Nhà giáo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nội quy, quy định văn hóa công sở; quy chế thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đạo đức Nhà giáo.
2.2.4. Công khai minh bạch trong công tác mua sắm tài sản công, tài chính ngân sách và các khoản đóng góp
- Thực hiện tốt việc minh bạch, công khai về định mức thu - chi sử dụng ngân sách nhà nước, ngân sách khác, các dự toán kinh phí trước khi cấp kinh phí cho nhà trường; thanh toán, quyết toán các nguồn vốn; quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, sách thư viện và sách giáo khoa dùng chung; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính công, trong sử dụng tài sản, điện nước, điện thoại công, chế độ công tác phí. Chấn chỉnh các khoản thu trong học sinh không đúng quy định của nhà trường đã được thống nhất với ban đại diện HCMHS và được phê duyệt của lãnh đạo địa phương.
- Thực hiện việc đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn, đơn vị theo đúng quy trình, quy chế quản lý tài sản và theo quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị cũng như của ngành cấp trên.
- Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất hiện có. Hàng năm tổ chức kiểm kê quỹ đất, tài sản gắn liền và thực hiện công khai theo quy định.
2.2.5. Công tác xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn, định mức, chế độ
- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế quản lý tài chính, tài sản; quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của năm 2016.
- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ.
2.2.6. Về minh bạch tài sản, thu nhập
- Thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập đảm bảo đúng quy định theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ. Quản lý, lưu trữ bản kê khai tài sản, thu nhập theo hồ sơ cán bộ viên chức đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân hàng năm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
 3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng
- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ, nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, việc quản lý, sử dụng ngân sách, kinh phí, tài sản cơ quan, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.
- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng trường, của ban thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng trong nhà trương.
- Kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Tập trung giải quyết nhanh, kịp thời và dứt điểm những đơn thư liên quan đến hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí theo thẩm quyền quy định.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xác minh trong phát hiện xử lí tham nhũng, lãng phí
- Công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đánh giá kịp thời hoạt động chuyên môn, công tác quản lý sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Phối hợp việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và các cuộc vận động, phong trào khác.
5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong nhà trường trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Các đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm tham mưu và  xem xét, giải quyết, làm rõ và trả lời kịp thời khi nhận được yêu cầu, đề nghị của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm khi có thông tin về tham nhũng, liên quan đến trách nhiệm, lĩnh vực quản lý của mình.  Sau đó trình cấp trên xem xét.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng; phát huy vai trò của tập thể giáo viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, quán triệt, tăng cường kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng; cung cấp các văn bản có liên quan để làm tài liệu học tập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị mình. Chú trọng kiểm tra những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Có trách nhiệm bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, đấu tranh với các hành vi tham nhũng. Khen thưởng người có công chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
-  Xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2016.
- Triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2016, thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, phổ biến nội dung phòng, chống tham nhũng đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh trong đơn vị.
- Hiệu trưởng nhà trường và các đ/c trong BGH, BCHCĐ có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng, đồng thời phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình theo đúng quy định của Luật PCTN.
- Hội đồng trường có trách nhiệm giám sát và đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng đã được thông qua.
- PV nhà trường định kỳ tổng hợp gửi báo cáo về Phòng GD&ĐT để theo dõi về chế độ thông tin, báo cáo như sau: báo cáo định kỳ hàng tháng gửi về bộ phận tổng hợp (tích hợp vào nội dung báo cáo định kỳ hàng tháng của đơn vị); báo cáo 03 tháng, 06 tháng, báo cáo năm và báo cáo đột xuất nếu có gửi về bộ phận TCCB qua hộp thư nội bộ lengocthanh.
Cụ thể thời gian báo cáo:
+ Báo cáo năm 2016: ngày 16/12/2016.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2016, đề nghị các bộ phận triển khai thực hiện, nếu có điều gì cần góp ý trao đổi thì trực tiếp báo cáo về văn phòng nhà trường hoặc thông qua buổi họp HĐSP hàng tháng để bổ sung, điều chỉnh những nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp cần thiết để công tác PCTN năm 2016 của trường đạt hiệu quả./.
 
     Nơi nhận:                                              
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- HT& các phó hiệu trưởng;
- Chủ tịch công đoàn;
- Đăng Website trường;                                             
- Lưu: VT,
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Hoàng Thị Cúc


Nguồn tin: Trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website