Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 21
  • Hôm nay: 899
  • Tháng hiện tại: 17359
  • Tổng lượt truy cập: 10030289

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO NĂM 2018 - 2019

Đăng lúc: Thứ hai - 01/10/2018 16:41 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
    PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON LÂM THỦY               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
        Số:   /QĐ-HT                                        Lâm Thủy, ngày 30 tháng 8 năm 2018
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ban phòng chống lụt bảo năm học 2018 – 2019


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON LÂM THỦY
 
           Căn cứ pháp lệnh số 21 ngày 18/12/2013 của văn phòng Quốc hội về phòng chống lụt, bão;
           Căn cứ nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
          Căn cứ chức năng quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường Mầm non;
            Căn cứ vào yêu cầu của công tác phòng, chống bão, lụt và nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường Mầm non Lâm Thủy;
           Theo đề nghị của Hội đồng sư phạm trường Mầm non Lâm Thủy,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Nay thành lập Ban phòng chống lụt bão của trường mầm non Lâm Thủy năm học 2018 – 2019 gồm các ông (bà) có tên sau (có danh sách kèm theo).       
Điều 2. Ban phòng chống lụt bão có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống lụt bão; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu và triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời khi có lụt, bão xảy ra; thực hiện thông tin liên lạc và tổng hợp báo cáo tình hình lên Phòng GD&ĐT; kiểm tra triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lụt, bão, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các cháu mầm non đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản, vật chất của cơ quan, đơn vị.
Điều 3. Hiệu trưởng nhà trường và các bộ phận liên quan, các ông (bà) có tên tại Điều 1chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
 
Nơi nhận:                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD-ĐT Lệ Thủy(b/c);                                                       
- Như Điều 3 (t/h);
- Website;
- Lưu VP.
 
                                                                                                      Hoàng Thị Cúc
 
 
 
 
       PHÒNG GD-ĐT LỆ THUỶ        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      TRƯỜNG MN LÂM THỦY                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       
       
           Số:  /KH-HT                           Lâm Thủy, ngày 30 tháng 8 năm 2018
 
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, BÃO LỤT NĂM HỌC 2018 - 2019
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Cơ sở vật chất.
- Nhà trường gồm có 10 phòng học, 03 nhà bếp, 02 phòng làm việc đóng trên địa bàn trong toàn xã (Bản Mới+ Xà Khía, Bạch Đàn+ Tân Ly + Chút Mút).
 - Có 03 phòng học và 01 nhà bếp bán kiên cố tại cụm trung tâm Xà Khía;  06 phòng học và 02 bếp bán kiên cố ở các điểm .
- Các lớp học có đầy đủ nguồn nước phục vụ công tác vệ sinh cho trẻ, có 03 công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu.
2. Đội ngũ.
* Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 24 người trong đó:
- CBQL: 03 người
- Giáo viên: 16 người
- Nhân viên: 05 người.
+ Trong biên chế: 20 người
+ Ngoài biên chế:  04 người.
3. Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường: 03 người.    
- Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp: 8 người (mỗi nhóm, lớp 01 người).
* Về Thuận lợi:
- Nhà trường được đóng ở khu vực gần nhà dân sinh sống, nhà làm việc của thôn.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có năng lực, sức khỏe.
- Nhà trư­ờng đ­ược sự quan tâm chăm lo của các ban ngành, chính quyền địa ph­ương các bậc phụ huynh, phòng GD - ĐT Lệ Thuỷ.
- Có đầy đủ phòng học, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho việc nâng cao chất lư­ợng chăm sóc giáo dục trẻ.
          * Về khó khăn.
- Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên thường xuyên có mưa bão đi qua, đường giao thông không được thuận tiện cho việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi có mưa bão.
- Số lư­ợng cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số ở xa nên có khó khăn trong việc chỉ đạo bảo vệ trường lớp khi có mưa bão.
- Đa số cán bộ giáo viên là nữ phần nào cũng ảnh hưởng đến việc phòng chống bão lụt.
 
II. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT.
  1. Thành lập ban phòng chống thiên tai, bão lụt:
TT Họ và tên Chức vụ Chức danh BPCLB Số điện thoại
1 Hoàng Thị Cúc Hiệu trưởng Trưởng ban DĐ: 0919580081
2 Lê Thị Lộc P.Hiệu trưởng P. trưởng ban DĐ:01244902007
3 NguyễnThị  Huyền NVVP Thư ký DĐ:01244948868
4 Nguyễn Thị Hiên P.Hiệu trưởng P. trưởng ban DĐ : 0918044281
5 Lê Thị Hoài GVMG Ban viên DĐ:0945979335
6 Hồ Thị Thảo GV MG Ban viên DĐ: 0949737821
7 Hồ Thị Thi GVMG Ban viên DĐ: 0911366264
8 Hồ Thị Xay BĐDCMHS Trung tâm Ban viên DĐ:0916028117
9 Võ Văn Bằng Kế toán Ban viên DĐ: 0919441129
10 Lê Thị Hường GVMG Ban viên DĐ: 0946712135
11 Hoàng Thị Hoài GVMG Ban viên D Đ: 01276500212
12 Hồ Thị Nhung BĐDCMHS Bạch Đàn Ban viên DĐ:01637443745
13 Hồ Thị Hà BĐDCMHS Chút Mút Ban viên DĐ:0944071031
 
2. Nhiệm vụ trọng tâm:
Trong công tác phòng chống thiên tai, lụt bão trên quan điểm phòng tránh là chủ yếu, luôn cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, đặc biệt phải quán triệt phương châm “4 tại chỗ”. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, thiên tai để chủ động tổ chức thực hiện phòng tránh, đối phó và khắc phục thiên tai một cách có hiệu quả.
Để bảo đảm tính mạng của CB-GV-NV và HS, tài sản của Nhà nước cần xác định và thực hiện tốt : “Chủ động phòng tránh-đối phó kịp thời-Khắc phục khẩn trương” theo chủ trương “tự cứu lấy mình”, vận dụng tốt phương châm “4 tại chỗ”, trong đó công tác phòng là chính, công tác khắc phục thiên tai phải kết hợp với khôi phục và nâng cấp theo quy hoạch phát triển bền vững của xã hội.
a. Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có lũ, lụt
- Có đầy đủ các vật liệu, dụng cụ trước khi có lũ lụt cần kê cao, đậy kỹ. Những loại thiết bị, máy móc nặng, cồng kềnh, khó đưa lên cao một cách kịp thời thì phải được kê cao an toàn từ trước. Bàn ghế, tủ làm bằng gỗ ép và các máy móc, các thiết bị có chất liệu không chịu được ẩm ướt không được để ngâm trong nước.
- Những điểm trường phòng học còn thấp, cần liên hệ trước với những nhà xung quanh có núi cao, có nhà cao để chủ động việc sơ tán tài sản trong trường hợp cần thiết. Không để tình trạng tài sản bị hư hỏng do lũ, lụt.
- Có quy định cụ thể về việc đi đường của học sinh khi đi qua các vị trí có nước sâu, nước chảy nguy hiểm; bàn bạc kỹ với phụ huynh về lộ trình đi và về của học sinh để đảm bảo an toàn khi có lụt, bão. 
- Thông tin chỉ đạo kịp thời đến giáo viên, phụ huynh học sinh ở các khu vực dân cư, các điểm trường lẻ để đảm bảo an toàn về tính mạng của học sinh. Những điểm xung yếu, nguy hiểm trên đường đi và về của học sinh phải được khảo sát kỹ, nắm chắc đặc điểm, phân công, bố trí người có trách nhiệm trực tiếp theo dõi giúp đỡ việc đi lại của giáo viên và học sinh.
- Không cho học sinh và cán bộ, giáo viên tan học tự động đi về khi nước lũ đang dâng cao nguy hiểm; quản lý chặt chẽ và có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian đang ở trường khi có lũ lụt  đang xảy ra.
 
- Có phương án cụ thể nhằm đảm bảo an ninh trường học trong quá trình lũ lụt.
b. Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có bã
- Có đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết; tiến hành các công việc trước khi bão đến: giằng néo, cài, chống đỡ nhằm chống tốc mái, sập tường, hỏng cửa... Có ni lông che đậy bao bọc hệ thống máy vi tính, thiết bị máy móc, sách vở, đồ dùng dạy học. Đảm bảo an toàn các thiết bị bố trí ngoài trời ở các điểm trường; chặt cây ở sát các công trình.
- Có biện pháp chủ động phòng ngừa hư hỏng CSVC và tai nạn đến người do cây cối đổ hoặc va quệt ở trong khu vực trường.
- Không bố trí người trực ở lại trong những phòng đã xuống cấp, hư hỏng và nhà tạm.
- Tuyệt đối không cho giáo viên và học sinh tự ý đi về trong lúc bão chưa ngừng và đảm bảo an toàn cho CB,GV,HS đang ở tại trường khi có gió to và bão.
3. Kế hoạch cụ thể:
3.1. Trước khi lụt bão, thiên tai xảy ra:
- Trưởng ban phòng chống bão lụt tổ chức quán triệt các công văn phòng chống bão lụt của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy, đặc biệt là các công điện khẩn- công văn chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt của các cấp quản lý cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Phân công phần hành trách nhiệm cho từng thành viên trong ban phòng chống bão lụt và từng cán bộ giáo viên trong nhà trường một cách cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Tổ chức ký cam kết với gia đình phải đưa đón trẻ hàng ngày, đúng giờ, không nên để trẻ tự đi học một mình, nhất là trong thời gian có mưa, gió, bão lụt xảy ra.
- Có dự toán mua sắm các dụng cụ chống bão: ni-long, thép buộc, đèn pin, lương thực. ..
- Trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết cho cán bộ giáo viên thực hiện công tác phòng chống lụt bão.
- Quán triệt tinh thần chủ động đối phó ứng cứu kịp thời khi có mưa lũ xảy ra không nên chờ đợi các công văn hướng dẫn, chỉ thị của các cấp quản lý giáo dục. Các đồ dùng thiết bị phải được che đậy đảm bảo không bị ướt; các tủ bàn ghế, giá đồ chơi phải được sắp xếp đảm bảo.
- Nhà cửa phải được giằng chéo đảm bảo an toàn, kín gió.
3.2. Trong khi lụt bão, thiên tai xảy ra:
 - Các đồng chí trong ban phòng chống lụt bão phối kết hợp với chính quyền địa phương, các đồng chí trong ban đại diện cha mẹ trẻ các lớp và ban đại diện cha mẹ nhà trường có trách nhiệm thông báo đến tận phụ huynh phải đưa đón các cháu và tham gia phòng chống lụt bão.
- Tiến hành phương án phòng chống khi có lụt bão: Bảo đảm an toàn về tài sản, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học và tính mạng con người đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Nghiêm cấm học sinh tự ý đi học hoặc đi chơi một mình. Khi học sinh chưa có người lớn đón cần có phương án cụ thể, cử giáo viên giữ học sinh ở lại hoặc đưa học sinh về tận nhà.
- Khi có lụt bão đồng chí trưởng ban chỉ đạo hoặc đ/c P. trưởng ban chỉ đạo được uỷ quyền phân công giáo viên trực 24/24 giờ, tại địa điểm đã phân công.
- Bảo đảm thông tin thông suốt với lãnh đạo địa phương và phòng GD để phối hợp.
- Giáo viên tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh biết bảo vệ tính mạng của mình trong những ngày mưa bão. Không cho trẻ chơi ở ao, hồ, khe suối trong những ngày lũ lớn. Phải tuyệt đối chấp hành sự khuyên ngăn của bố mẹ và người lớn khi có bão lũ.
3.3. Sau khi lụt bão, thiên tai xảy ra:
- Tập trung cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường làm vệ sinh lau chùi phòng học quét dọn, sắp xếp đồ dùng dạy học chuẩn bị cho việc học của trẻ tiếp theo.
- Vệ sinh phong quang sạch sẽ, tuyên truyền đến tận phụ huynh về phòng chống dịch bệnh cho trẻ
- Tham mưu với chính quyền địa phương để được tu sửa khắc phục thiệt hại kịp thời.
- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh.
- Báo cáo tình hình với cấp trên.
Trên đây là kế hoạch phòng chống bão lụt thiên tai năm học 2018 - 2019. BGH nhà trường yêu cầu các đồng chí trong ban chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc kịp thời phản ánh để phương án, điều chỉnh, bổ sung.
 
 Nơi nhận:                                                                        Hiệu trưởng
 - Phòng GD-ĐT Lệ Thủy;
 - Thành viên BCĐ của trường;
 - Lưu VT.
                                                                                 
                                                                                         Hoàng Thị Cúc
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Tác giả bài viết: Hoàng Thị Cúc
Nguồn tin: HT-Trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website