Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 ban hành quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở mầm non.
Căn cứ thông tư liên tịch Số: 13 /2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN LÂM THỦY Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 52 /KH-YT
Lâm Thủy, ngày 6 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
NĂM HỌC 2016-2017
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 ban hành quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở mầm non.
Căn cứ thông tư liên tịch Số: 13 /2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 -2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Lệ Thủy.
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường Mầm non Lâm Thủy.
I/Đặc điểm tình hình
a/ Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 23
- Trong đó:Nam: 01; nữ: 22
- Cán bộ quản lý: 03
- Giáo viên: 17
- Nhân viên: 03
b/ Tổng số trẻ: 164
- Trong đó: Nhà trẻ: 40
Mẫu giáo: 124
c/ Thuận lợi:
BGH luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho công tác y tế trường học hoạt động tốt, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của PGD, của ngành y tế. Nhân viên y tế được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do ngành y tế tổ chức.
d/ Khó khăn:
Một số hạng mục của nhà trường do khách quan nên chưa đảm bảo như tường rào chưa kiên cố, sân chơi cho trẻ một số khu vực vẫn chưa lát xi măng..
Kỹ năng xử lý khi có tai nạn của giáo viên chưa cao.
Phần lớn trẻ còn rất nhỏ, hiếu động nên rất dễ xảy ra các nguy cơ.
Cơ sở vật chất còn thiếu, nhận thức của một số phụ huynh còn chưa cao trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ.
II/Mục tiêu:
2.1/Mục tiêu chung:
- Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường mầm non.
- Tránh nguy cơ tử vong cho trẻ.
- Hạn chế các biến chứng, thương tích sau khi xảy ra tai nạn.
- Giúp trẻ phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
2.2/ Mục tiêu cụ thể:
- 100% nhóm lớp đảm bảo an toàn về thiết kế, sắp xếp, bố trí đồ dùng đồ chơi hợp lý cho trẻ.
- 100% trẻ được theo dõi, chăm sóc quản lý trong suốt qúa trình học tập, vui chơi.
- 100% trẻ không xảy ra các tai nạn có nguy cơ phải chuyển lên trung tâm y tế điều trị.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm rõ các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn và biết cách đề phòng, giải quyết.
- 100% trẻ được giáo viên giáo dục kỹ năng hoạt động vui chơi phòng ngừa các nguy cơ.
- 100% trẻ đảm bảo an toàn tính mạng không có tai nạn thương tích nặng xảy ra.
III. Giải pháp:
- Tăng cường hiệu lực của các văn bản, chỉ thị của nhà nước, ngành giáo dục về phòng tránh TNTT cho trẻ.
- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên và nhà trường
- Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ và an toàn cho trẻ
- Đảm bảo vệ sinh, phòng chống ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường; tổng vệ sinh theo định kỳ.
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, phòng tránh TNTT: tránh các nguy cơ, tránh chơi các trò chơi nguy hiểm hoặc đánh nhau
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, Bài tuyên truyền, dĩa truyền thông…
-Tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, sửa chữa, trùng tu các yếu tố nguy cơ hạn chế tai nạn xảy ra.
-Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;
-Dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra, xây dựng phương án tránh nguy cơ.
-Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại trường.
-Giaó viên phải thường xuyên giáo dục trẻ các kỹ năng phòng tránh tai nạn.
-Cập nhật thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
-Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
-Nhân viên y tế tham gia đầy đủ các khóa tập huấn kỹ năng phòng tránh TNTT.
IV. KẾ HOẠCH PHÒNG CHÔNG TNTT NĂM HỌC 2016 - 2017 STT | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện | Phân công thực hiện | Biện pháp thực hiện | Đánh giá kết quả |
1 | - Lên kê hoạch mua vật tư y tế | Đầu học kỳ của năm học | YT | Kiểm tra cơ số thuốc tồn và dự trù xin cấp bổ sung thuốc và vật tư | |
2 | - Vệ sinh phong quang trường lớp | Định kỳ 2 lần/tháng Hằng ngày | CB-GV-NV Giáo viên | - Tổng vệ sinh, chặt tỉa cành, lá. Loại bỏ các vật nhọn nguy hiểm. Che chắn tường rào, khơi thông cống rãnh, nhổ cỏ, làm sạch sân vườn - Hằng ngày theo lịch phân công, giáo viên quét sạch sân trường | |
3 | -Kiểm tra định kỳ, sửa chữa, trùng tu các yếu tố nguy cơ hạn chế tai nạn xảy ra. | Định kỳ tuần II của tháng | YT/BGH | - Kiểm tra các đồ chơi ngoài trời, đánh giá tình trạng, báo các BGH nếu có hư hỏng, đề xuất sửa chửa. - Kiểm tra nhóm lớp công tác PCTNTT. Lồng ghép vào các đợt kiểm tra vệ sinh, nhắc nhở, lập biên bản, góp ý các nguy cơ gây tai nạn | |
4 | -Dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn | Tháng 10 | YT/GV | Thu thập thông tin, Xác định các nguy cơ xảy ra tai nạn tất cả các vị trí của trường, xây dựng phướng án phòng tránh. Lên nội dung tuyên truyền cho giáo viên | |
5 | -Tuyên truyền các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích | Tháng 12, tháng 2 | YT | - Xây dựng bài tuyên truyền các kỹ năng PTTNTT cho giáo viên, lồng ghép vào Họp hội đồng. - Phát thanh cho phụ huynh năm rõ, thời gian phát thanh vào lúc trả trẻ. | |
6 | -Giaó dục kỹ năng PTTNTT cho trẻ | Tháng 1 | YT/GV | - YT phối hợp giáo viên, giáo dục cho trẻ các kỹ năng phòng tránh, trẻ biết tự bảo vệ bản thân, | |
7 | -Sơ cứu các trường hợp tai nạn thương tích | Từ đầu tháng đến cuối tháng | YT/GV/ BSK | Phối hợp với giáo viên để sơ cấp cứu trẻ | |
8 | -Theo dõi trẻ ốm và tình hình dịch bệnh tại trường | Từ đầu tháng đến cuối tháng | YT/GV | Phối hợp với giáo viên và phụ huynh, nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ, liên hệ phụ huynh để biết nguyên nhân trẻ nghỉ ốm | |
9 | -Báo cáo | Cuối học kỳ | YT | Tổng hợp kết quả, Họp Ban sưc khỏe, đánh giá lập báo cáo. | |
CÁC NGUY CƠ XẢY RA TAI NẠN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (Kèm theo kế hoạch số: /KH-YT Ban hành ngày 2 tháng 10 Năm 2016 Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ năm học 2016 – 2017 )
STT | DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA | BIỆN PHÁP XỬ TRÍ |
1 | Ngã, té: do - Sàn nhà trơn, bậc cầu thang, khung cửa sổ, - Nhảy từ trên cao xuống, - Chạy nhảy, đuổi nhau, - Leo trèo cây, cầu thang - Mặt sân trường gồ ghề | - Cầu thang, ban công, cửa sổ của trẻ cần đảm bảo an toàn - Không cho trẻ leo trèo cửa sổ, - Cẩm chạy nhảy đuổi nhau khi không có sự quan sát của giáo viên - Luôn luôn giữ sàn nhà khô ráo. |
2 | Bị các vật sắc nhon đâm vào phần mềm, gây thương tích, chảy máu | - Giaó viên cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm khi chơi các vật sắc nhọn - Các vật sắc nhọn như dao, kéo nên để những nơi trẻ không với tới được - Ccán bộ y tế phải biết rõ cách sơ cứu khi trẻ bị thương tích |
3 | Bỏng: do Thức ăn nóng, nước sôi, hóa chất | - Không để trẻ đến gần các vật nóng như nồi cơm điện. thức ăn của trẻ. - Không cho trẻ đến gần khu vực bếp, - Các hóa chất của giáo viên nên đê cẩn thận tránh xa tầm tay của trẻ - Các ổ căn điện phải thiết kế cao hơn với tầm tay của trẻ |
4 | Đuối nước Ao hồ, bể nước, | - Giaó viên cần giáo dục trẻ không nên tắm ao hồ khi không có người lớn đi cùng - Khuyến khích phụ huynh tập bơi cho trẻ - Các thùng chứa nước phải có nắp đậy. |
5 | Điện giật” Các thiết bị điện, dây điện bị hở, Hệ thống điện trong lớp không an toàn | - Cầu giao, ổ căm điện phải đặt ở nơi trẻ không với tới. - Các dụng cụ, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn: không hở mạch điện - Dây dẫn điện kín, không đặc tại nơi trẻ hay qua lại |
6 | Hóc dị vật: đồ chơi của trẻ, sặc thức ăn, cháo | - Giaó viên trông trẻ phải để ý không đẻ trẻ cầm năm các vật lạ nằm trong tầm ngắm trẻ có thể bị hóc khi cho vào miệng. - Khi cho trẻ ăn phải để ý cho trẻ ăn từ từ, không đùa nghịc khi ăn. Chú ý trẻ vùa ăn vừa khóc |
7 | Ngộ độc thực phẩm Hóa chất | - Các chai đựng hóa chất trong lớp phải để kin, cẩn thận, tránh tầm ngắm của trẻ. - Thức ăn nước uống phải đảm báo vệ sinh, y tế thường xuyên kiểm tra công tác chế biến của nhà bếp. - Không sử dung thực phẩm không đảm bảo yêu cầu. |
Phụ trách y tế (Đã ký) Lê Thị Ngọc Yến | Hiệu trưởng (Đã ký) Hoàng Thị Cúc |
Nơi nhận:
-
PGD&ĐT (để b/c);-
Chi bộ (để b/c);-
BGH (để t/h);-
Lưu Vt.
Ý kiến bạn đọc