I.NHỮNG CĂN CỨ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: Căn cứ Chỉ thị số 1408 ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
Căn cứ vào công văn số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 về Thông tư Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non ban hành ngày 7/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng;
Căn cứ vào công văn số 792/GD ĐT-MN ngày 14 tháng 10 năm 2013. V/v đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020 của trường mầm non Lâm Thủy;
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, bám trường bám lớp trong mọi điều kiện, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ.
- CSVC khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trẻ.
- Công tác vệ sinh của nhà trường luôn được đảm bảo, sạch sẽ.
- Nhà trường đã tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ.
2. Khó khăn: - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục của con em mình.
- CSVC tuy đã tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học ngày càng cao.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: 1. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công phần hành cho các thành viên trong Ban. 1 | Đ/c Hoàng Thị Cúc | HT | Trưởng ban |
2 | Đ/c Nguyễn Thị Huyền Trang | P.Hiệu trưởng | P.Trưởng ban. |
3 | Đ/c Lê Thị Lộc | P.Hiệu trưởng | P.Trưởng ban. |
4 | Đ/c Lê Thị Ngọc Yến | NVYT | Ban viên – Thư ký |
5 | Đ/c Hoàng Thị Hoài | GV- TTCM | Ban viên |
6 | Đ/c Võ Văn Bằng | TTTHC - NVKT | Ban viên |
7 | Đ/c Nguyễn Thị Lệ Giang | GV- TTCM | Ban viên |
8 | Đ/c Hồ Thị Thảo | GV - TPCM | Ban viên |
9 | Đ/c Trần Thị Lưu | GV - TPCM | Ban viên |
- Tham mưu với UBND Xã Lâm Thủy đầu tư kinh phí cho công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và gắn vào tiêu chí thi đua trong nhà trường.
- Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế xã hội, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Chỉ đạo kiểm tra và đánh giá các nhóm, lớp trong việc triển khai thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
3. Nội dung: 3.1. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích - Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.
- Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường
(90 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt).
- Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
3.2. Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích - Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của NT, nhóm trẻ, lớp MG độc lập, trường MG, trường MN.
- Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:
+ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích;
+ Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
+ Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;
+ Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;
+ Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;
+ Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
+ Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích;
- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
4. Các biện pháp. * Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh để phổ biến nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Làm các áp phích truyền thông về AT, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Đưa vào các tiêu chí thi đua cuối năm để biểu dương cho những CB, GV, NV thực hiện tốt phong trào, những đ/c nào vi phạm thì bị kỹ luật theo quy định hiện hành.
- Tập huấn cho CB, GV, NV về việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ an toàn. Những sơ cứu khi trẻ bị sự cố bất ngờ ngoài ý muốn xảy ra. Đồng thời cho giáo viên thảo luận về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường MN.
- Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc CSGD trẻ.
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của Điều lệ trường MN.
5. Lịch trình trong năm * Tháng 9/2019: - Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trong trường.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động
“xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường mầm non”
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về XD trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như áp phích, tranh ảnh ..
- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
* Tháng 10/2019: - Tập huấn cho CB, GV, NV về việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ an toàn. Những sơ cứu khi trẻ bị sự cố bất ngờ ngoài ý muốn xảy ra. Đồng thời cho giáo viên thảo luận về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường MN.
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhỡ giáo viên trong việc phòng, chống tai nạn thương tích.
- Mua thêm thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu.
* Tháng 11/2019: - Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên trong trường về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích.
- Tiếp tục kiểm tra, nhắc nhỡ giáo viên trong việc phòng, chống tai nạn thương tích.
- Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. (Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ)
- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại đơn vị.
* Tháng 12/2019: - Phát động CB, GV chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu;
- Kiểm tra, đánh giá thực chất các lớp.
* Tháng 01/2020: - Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
- Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: Vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc ở các lớp.
- Mua thêm thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu.
* Tháng 02/2020: - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhỡ giáo viên trong việc phòng, chống tai nạn thương tích.
- Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Đưa vào các tiêu chí thi đua cuối năm để biểu dương cho những CB, GV, NV thực hiện tốt phong trào, những đ/c nào vi phạm thì bị kỹ luật theo quy định hiện hành.
* Tháng 03/2020: - Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh để phổ biến nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non và thực tế của nhà trường.
- Làm các áp phích truyền thông về AT, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Phát động phong trào thi đua ở các nhóm lớp về việc
“xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường mầm non”
* Tháng 04/2020: - Tiếp tục làm các áp phích truyền thông về AT, phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc CSGD trẻ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích.
- Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
* Tháng 5/2020: - Tiếp tục kiểm tra, đánh giá thực chất các lớp.
- Đánh giá thi đua cuối năm theo bảng điểm.
* Tháng 6/2020: - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Nơi nhận: TM.BAN CHỈ ĐẠO - Phòng GD-ĐT (B/C);
TRƯỞNG BAN - CB, GV, NV, học sinh, phụ huynh (t/h);
- Lưu VP.
HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Cúc
Ý kiến bạn đọc