Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 25
  • Khách viếng thăm: 22
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 434
  • Tháng hiện tại: 434
  • Tổng lượt truy cập: 10079338

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

KẾ HOẠCH HỘI THI “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” NĂM HỌC 2017-2018

Đăng lúc: Thứ sáu - 01/12/2017 16:03 - Người đăng bài viết: Nguyễn Quang Mười
Thực hiện công văn Số 2239 SGDĐT-GDMN, ngày 27/10/2017 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn Kế hoạch tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018”; Công văn số 970/GD&ĐT-MN ngày 03/10/2017 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-201;
PHÒNG GD& ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG MN LÂM THỦY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 40/MN LT
V/v Kế hoạch tổ chức hội thi
“ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018
Lâm Thủy, ngày 27 tháng 11 năm 2017
 
KẾ HOẠCH HỘI THI “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”  
NĂM HỌC 2017-2018
Thực hiện công văn Số 2239 SGDĐT-GDMN, ngày 27/10/2017 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn Kế hoạch tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018”; Công văn số 970/GD&ĐT-MN ngày 03/10/2017 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc kế hoạch tổ chức hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-201;  
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường MN Lâm Thủy;
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, Trường MN Lâm Thủy lập kế  hoạch tổ chức “Hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018 như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích:
Thông qua hội thi góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.
Huy động sự hỗ trợ, tham gia của các tổ chức, đoàn thể, các bậc phụ huynh, đặc biệt phát huy tính tích cực, sáng tạo của các đơn vị trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong các đơn vị MN.
Qua hội thi, nhằm phát huy hiệu quả của các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, ghi nhận, biểu dương các đơn vị thực hiện có hiệu quả việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường Mầm non”, trên cơ sở đó, nhân rộng các mô hình tốt trên địa bàn toàn huyện.
Cuộc thi là hình thức tuyên truyền thiết thực, có hiệu quả để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự phát triển của cấp học Mầm non.
2. Yêu cầu:
Yêu cầu tất cả các giáo viên nhận thức đúng đắn ý nghĩa của hoạt động quan trọng này; tham gia đầy đủ, có chất lượng tất cả các hội thi.
 Hội thi được tổ chức đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, khoa học, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên các lớp học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục và nhân rộng kết quả toàn trường.
B. NỘI DUNG HỘI THI
I. Hội thi cấp trường.
1. Đối tượng, số lượng.
a. Đối tượng: Các lớp
b. Số lượng: 10/10 lớp 
2.Thời gian và địa điểm thi.
a.Thời gian thi: Phát động Hội thi từ tháng 11 năm 2017 và kết thúc hội thi vào cuối tháng 12/2017. (Thời gian và lịch trình cụ thể sẽ có Công văn hướng dẫn sau)
b. Địa điểm thi: Tại các lớp
3. Hình thức, nội dung thi.
a.Hình thức:
Căn cứ vào tiêu chí nhà trường đã xây dựng gửi về cho các lớp, các lớp dựa trên các tiêu chí đó để xây dựng môi trường giáo dục của lớp mình phù hợp.
Nhà trường sẽ tiến hành chấm thi tại các lớp.  Sau khi chấm thi tại các lớp nhà trường tiến hành tổng kết hội điểm, tổng kết hội thi, tuyên dương khen thưởng các lớp đạt giải và lựa chọn lớp đạt giải để đăng ký tham gia hội thi cấp huyện vào cuối tháng 12/2017.
b.Nội dung:
Nội dung thi gồm 4 phần trong bộ tiêu chí áp dụng quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non (kèm theo bộ tiêu chí) và điểm sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non với thang điểm 100.
 4. Cách chấm điểm: Theo các tiêu chí
* Đánh giá từng lớp: Thang điểm 100, trong đó:
- Xuất sắc: từ 90 đến 100 điểm.
- Đạt khá: từ 70 đến dưới 90 điểm.
- Đạt yêu cầu: từ 50 đến dưới 70 điểm.
- Chưa đạt yêu cầu: Dưới 50 điểm
Ghi chú: Nếu các lớp bỏ qua tiêu chí nào thì tiêu chí đó không có điểm.
 Nếu không đạt theo từng tiêu chí đã nêu ra trong biểu điểm thì tùy mức độ không đạt để có thể trừ điểm từ 20 đến 50 điểm cho mổi tiêu chí.
5. Điều kiện công nhận, cơ cấu giải thưởng, xét giải.
Lớp được công nhận đạt giải cấp trường: Điểm đạt từ loại Khá trở lên.
Dự kiến khoảng 40-50% lớp dự thi đạt giải.
Cơ cấu giải thưởng: Căn cứ vào kết quả hội thi, Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho các lớp.                                            
II. Đối với hội thi cấp huyện: 
1. Đối tượng, số lượng 
Nhà trường lựa chọn điểm trường có lớp đạt giải hội thi cấp trường để tham gia hội thi cấp huyện
2. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thi:
* Thời gian:
Tham gia thi cấp huyện vào tháng 02/2018
Đăng ký điểm trường thi trong tháng 12/2017 – Nộp cho đ/c Nguyễn Thu Hiền
*Địa điểm: Tại đơn vị
3. Xây dựng Môi trường CSVC: 
Môi trường vật chất trong và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Tham mưu bằng các nguồn hỗ trợ kinh phí làm mái che giàn mát, khu vườn bé yêu. Tôn tạo bồn hoa cây cảnh, môi trường xung quanh trường. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Làm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc phát triển chuyên đề vận động của trẻ.
- Xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết nhất trí. Quan hệ tốt với phụ huynh các cấp quản lý trong địa bàn.
- Bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn, thực hành việc khai thác sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục thông qua các tiết dạy thực hiện môi trường giáo dục trẻ ở trường mầm non.
4. Cách chấm điểm: Theo các tiêu chí
 * Đánh giá: Thang điểm 100, trong đó:
 - Xuất sắc: từ 90 đến 100 điểm.
- Đạt khá: từ 70 đến dưới 90 điểm.
 - Đạt yêu cầu: từ 50 đến dưới 70 điểm.
- Chưa đạt yêu cầu: Dưới 50 điểm
=C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
1. Ban giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi, chương trình Hội thi, nội quy và lịch thi; phiếu điểm các nội dung thi;
- Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo để điều hành và thực hiện toàn bộ hoạt động của Hội thi theo Kế hoạch này;
- Dự toán, thanh quyết toán kinh phí tổ chức Hội thi theo quy chế chi tiêu nội bộ
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong Hội thi nhằm đảm bảo Hội thi diễn ra an toàn, đúng quy chế và đạt được mục đích.
2.Giáo viên:
- Giáo viên các lớp phối hợp với Hội phụ huynh giáo viên các lớp làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể phụ huynh, thu hút sự đầu tư hỗ trợ của các tổ chức xã hội để cải tạo và hoàn thiện các mô hình, trang trí lớp học.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp Trường, cấp Huyện năm học 2017-2018 yêu cầu các lớp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- BGH, Tổ CM;
- Đăng Website;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Hoàng Thị Cúc
 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỘI THI
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường” 
năm học 2017-2018
(Kèm theo Kế hoạch số 40/MNLT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của MNLT)
TT Nội dung Điểm chuẩn Điểm đạt
1.  Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 
80  
1.1   Xây dựng môi trường vật chất 60  
1.1.1  Môi trường vật chất ngoài lớp (bao gồm các hành lanh, tiền sảnh, sân vườn) 40  
a        Phân bố các góc hoạt động trong nhóm lớp được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn cho trẻ 5  
b        Trang trí môi trường tạo được cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho việc hoạt động, có nhiều cơ hội trải nghiệm, phát triển vận động, thể chất cho trẻ phù hợp với điều kiện nhóm lớp, văn hóa của địa phương 10  
c         Góc thiên nhiên có cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau...bố trí phù hợp với khuôn viên, diện tích hiện có. 10  
d        Có khoảng dành cho hoạt động tập thể và bố trí các khu vui chơi ngoài trời như: khu vui chơi giao thông, khu phát triển vận động, khu vui chơi với cát, nước, sỏi, đất, vườn cổ tích, góc dân gian 10  
đ         Đồ dùng đồ chơi tự làm nhiều (5 loại trở lên) sử dụng an toàn, hiệu quả. Các bảng biểu tranh ảnh tuyên truyền, chữ viết...đẹp phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, được bố trí, sắp xếp hợp lý đảm bảo tiện dụng, rõ thông tin. 5  
1.1.2      Môi trường vật chất trong lớp 20  
a        Phòng nhóm, lớp sắp xếp không gian hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác CSGD trẻ đảm bảo an toàn, vệ sinh 5  
b        Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, được bố trí thuận tiện, linh hoạt dễ thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và thực hành, trải nghiệm; khuyến khích trẻ hoạt động theo nhiều cách khác nhau 10  
c          Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, an toàn thẩm mĩ, phù hợp với chủ đề, đáp ứng mục tiêu giáo dục; được sắp xếp hấp dẫn hợp lý, thuận tiện cho trẻ trong sử dụng, vui chơi. 5  
1.2         Xây dựng môi trường xã hội 20  
a         Giáo viên trong nhóm lớp đoàn kết, được nhân dân, phụ huynh, học sinh tín nhiệm. Có mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và giáo viên, giáo viên và phụ huynh; tạo được không khí giao tiếp tích cực, vui vẽ kích thích hứng thú hoạt động của trẻ ở trường mầm non. 5  
b          Trong năm học, không có đơn thư, khiếu kiện. 5  
c         Năm học 2016-2017: Đạt  lớp tiên tiến trở lên.
        GV đứng lớp đạt LĐTT trở lên
5  
d         Có góc tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ, về xây dựng môi trường và phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tuyên truyền dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống đuối nước cho trẻ; thông tin về sự phát triển của trẻ.. 5  
2         Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN 20  
a          Khai thác sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với nội dung và đáp ứng mục tiêu giáo dục 5  
b          Bố trí môi trường phù hợp với hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, quan tâm đến sự phát triển của từng cá nhân trẻ đảm bảo trẻ "học bằng chơi, chơi mà học" 10  
c          Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng, khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình; giáo viên tổ chức, điều khiển hỗ trợ đúng lúc, khuyến khích tương tác 5  
TỔNG CỘNG 100  

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Cúc
Nguồn tin: Trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website