UBND HUYỆN LỆ THUỶ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 337 /GD&ĐT V/v hướng dẫn triển khai công tác Bình đẳng giới năm 2018 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lệ Thuỷ, ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT Lệ Thủy.
Thực hiện Công văn số 794/SGDĐT- TCCB ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn triển khai công tác Bình đẳng giới năm 2018, Phòng GD&ĐT Lệ Thủy hướng dẫn các đơn vị triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Bình đẳng giới năm 2018 như sau:
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch, triển khai công tác Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2018.1.1. Mục tiêu: Thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận, tham gia, hưởng lợi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
1.2. Nội dung:
- Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tại đơn vị và các hoạt động phối hợp với các đơn vị khác trên địa bàn để giữ vững và đạt 06 mục tiêu đề ra tại Kế hoạch số 79/KH-GDĐT ngày 24/1/2017 của Phòng GD&ĐT về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 của Ngành GD&ĐT Lệ Thủy;
- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;
- Phổ biến rộng rãi công thức CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Tiếp tục triển khai kế hoạch số 1248/KH-SGDĐT ngày 03/8/2017 của Sở GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Liên hợp quốc giai đoạn 2017 - 2020.
- Xác định rõ ràng bạo lực trên cơ sở giới bao gồm các hành động: Bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mại dâm, quấy rối tình dục, nạo phá thai, mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi, hệ lụy của phụ nữ do kết hôn với người nước ngoài, buôn bán phụ nữ, trẻ em… Từ đó, nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.
2. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về Bình đẳng giới.
2.1. Nội dung: Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của tỉnh liên quan đến Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Giới thiệu các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện Bình đẳng giới tại địa phương (mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; giảm thiểu hệ lụy của phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh, các tổ tư vấn…) nhằm nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới (bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mại dâm, nạo phá thai, mất cân bằng giới tính khi sinh do lựa chọn giới tính thai nhi…)
2.2. Đối tượng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục, quan tâm thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong địa bàn.
2.3. Hình thức: Thông báo qua các loại hình văn hóa truyền thống,văn hóa quần chúng, sinh hoạt cộng đồng; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; sân khấu hóa, tổ chức giao lưu giữa các mô hình, câu lạc bộ Bình đẳng giới với cộng đồng dân cư; duy trì và tổ chức hoạt động truyền thông tại cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, Đài PTTH, hệ thống loa truyền thanh của thôn, của nhà trường, trên trang thông tin điện tử tại đơn vị; xây dựng, sưu tầm các ấn phẩm truyền thông, tài liệu truyên truyền.
Cụ thể:
- Tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, sân chơi, câu lạc bộ liên quan đến Bình đẳng giới; khuyến khích việc tổ chức các mô hình hoặc tấm gương tốt về Bình đẳng giới trong nhà trường, trong phụ huynh, học sinh và cộng đồng;
- Phổ biến tài liệu hướng dẫn, sổ tay về lồng ghép giới trong công tác khuyến học.
- Phát và xây dựng sổ tay tài liệu, tờ rơi và các công cụ truyền thông phù hợp tuyên truyền về Bình đẳng giới; các hoạt động, mô hình hay về thúc đẩy Bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới;
- Xây dựng và thực hiện chương trình phóng viên nhỏ, câu lạc bộ nhà báo trẻ trong các trường học về Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong các nhà trường, cộng đồng và gia đình về Bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái;
- Tăng cường hoạt động của Hội cha mẹ học sinh kết hợp với nhà trường, cộng đồng về thúc đẩy Bình đẳng giới; phá bỏ các khuôn mẫu giới không còn phù hợp, giải quyết các vấn đề bạo lực học đường; - Tập huấn kỹ năng truyền thông về Bình đẳng giới; xây dựng thông điệp về Bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ trong trường học.
3. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 – 15/12 (Tháng hành động)Các đơn vị trường học trong toàn huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động, tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng và tăng tính hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực.
3.1. Nội dung: Tập trung tuyên truyền về Bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh; phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
3.2. Hình thức: Tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội; tổ chức sự kiện âm nhạc, triển lãm tranh ảnh; tổ chức cuộc thi, giao lưu văn nghệ, thể thao, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép các hoạt động giảng dạy, giáo dục… về chủ đề Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
4. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về Bình đẳng giới, tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.Chọn cán bộ tham gia các lớp tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép vấn đề về Bình đẳng giới do Trung ương, tỉnh, huyện, Phòng GD&ĐT tổ chức để có kiến thức về Bình đẳng giới; có kỹ năng về lồng ghép giới trong tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn triển khai thực hiện, đề xuất các giải pháp trong thực thi nhiệm vụ;
Quan tâm bố trí, kiện toàn tổ chức đội ngũ các bộ làm công tác Bình đẳng giới và hoạt động phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong các đơn vị trường học;
Thực hiện phân tích khi tổng hợp báo cáo;
Xây dựng cơ sở dữ liệu về giới trong ngành giáo dục, dựa vào các chỉ tiêu của Ngành và của 6 mục tiêu trong Kế hoạch giai đoạn 2016-2020.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kinh phí thực hiện công tác Bình đẳng giới.Thực hiện báo cáo các đợt đánh giá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và các luật, chiến lược, văn bản pháp lý có liên quan về giới để có thông tin, dữ liệu, minh chứng nhằm điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các chỉ tiêu, hoạt động phù hợp với mục tiêu chung.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác Bình đẳng giới.
Kinh phí thực hiện:
Chủ động cân đối kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách đơn vị để thực hiện kế hoạch và vận động các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Triển khai thực hiện tại đơn vị về công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018.
(
Các đơn vị báo cáo 6 tháng/lần trước ngày 10/6/2018 và 10/12/2018 về Phòng GD&ĐT theo 02 hình thức: Gửi qua hộp thư nội bộ (nguyenthithuhien) và bằng văn bản có dấu đỏ tại đ/c Hiền cấp học Mầm non).
Nhận được Công văn này Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, báo cáo đúng thời gian quy định ./.
Nơi nhận : KT. TRƯỞNG PHÒNG - Như trên (t/h);
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG - Lãnh đạo (b/c);
- Ban VSTBPN PGD;
- Đăng website; (Đã ký)
- Lưu VT.
Võ Thị Tường Vy
Ý kiến bạn đọc