Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 82
  • Hôm nay: 14547
  • Tháng hiện tại: 20544
  • Tổng lượt truy cập: 7695788

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Võ Văn Bằng
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

QUY CHẾ VĂN THƯ LƯU TRỮ

Đăng lúc: Chủ nhật - 30/09/2018 16:15 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
  PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
 TRƯỜNG MN LÂM THỦY                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                             
       Số:   /QĐ-HT                                        Lâm Thủy, ngày 28 tháng 9 năm 2018        
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành Quy chế công tác văn thư và lưu trữ
_________
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON LÂM THỦY
 
Căn cứ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ vào công văn 260/VTLTNN - NVĐP ngày 6 tháng 5 năm 2005 của cục văn thư lưu trữ nhà nước;
Căn cứ TT số 01/2011/TT- BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 hướng dẩn thể thức và kỷ thuật trình bày văn bản hành chính;
Căn cứ vào công văn 928/UBND - NV ngày 29/9/2010 của ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy về việc hướng dẫn quy chế công tác văn thư lưu trữ cơ quan đơn vị;
Căn cứ vào công văn số 743/GD&ĐT Lệ Thủy ngày 12 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn xây dựng quy chế văn thư lưu trữ trong nhà trường;
Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế của trường Mầm non Lâm Thuỷ,
 
                                                  QUYẾT ĐỊNH:
   Điều 1.  Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế hoạt động văn thư lưu trữ trong trường học, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ.
   Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
  Điều 3. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trư­ờng Mầm non Lâm Thuỷ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
                                                                                HIỆU TRƯỞNG
                                                                                        Đã ký
 
 
                                                                                Hoàng Thị Cúc

 
 
PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LÂM THỦY                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
       
QUY CHẾ
Về công tác văn thư, lưu trữ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:   /QĐ-HT
ngày 28 tháng 9  năm 2018 của Hiệu trưởng trường mầm non Lâm Thủy)


CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:  Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

* Quy định phạm vi áp dụng của quy chế:
- Quy chế công tác văn thư và lưu trữ chỉ áp dụng trong nội bộ của đơn vị
* Quy định đối tượng điều chỉnh của quy chế: Công tác văn thư và lưu trữ
- Công tác văn thư bao gồm các cộng việc: về soạn thảo văn bản, ban hành văn bản, quản lý văn bản và tài liệu khác được hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị, lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ, quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
- Công tác lưu trữ bao gồm các công việc thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Điều 2: Trách nhiệm quản lý, thực hiện công tác văn thư và lưu trữ.
- Ngươỡ đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
- Mọi cỏ nhõn trong quỏ trỡnh theo dừi, giải quyết cụng việc cú liờn quan đến công tác văn thư, phải thực hiện theo đỳng quy định của đơn vị.
Điều 3: Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư và lưu trữ cơ quan.
- Căn cứ khối lượng công việc mà cơ quan phải thành lập phũng, tổ văn thư hoặc bố trí người làm văn thư (gọi chung là văn thư cơ quan).
- Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
+  Trỡnh, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân;
+ Giúp người được giao trách nhiệm theo dừi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
+ Tiếp nhận các dự thảo văn bản trỡnh người có thẩm quyền xem xét, duyệt, ký ban hành.
+ Kiểm tra thể thức, hỡnh thức và kỹ thuật trỡnh bày; ghi số và ngày, thỏng; đóng dấu mức độ khẩn, mật.
+  Đăng ký, làm thủ tục phỏt hành, chuyển phỏt và theo dừi việc chuyển phỏt văn bản đi.
+  Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu.
+ Quản lý sổ sỏch và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức.
+  Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và các loại con dấu khác.
Điều 4: Cán bộ văn thư và cán bộ lưu trữ:
Người được bố trí làm văn thư phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức văn thư theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Kinh phí cho hoạt động văn thư và lưu trữ.
- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc bố trí kinh phí trang bị các thiết bị chuyên dùng và tổ chức hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu của công tác văn thư và lưu trữ.
Điều 6: Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư và lưu trữ.
Quy định mọi hoạt động trong công tác văn thư và lưu trữ của đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.
 CHƯƠNG II. CÔNG TÁC VĂN THƯ
Mục 1: Soạn thảo - Ban hành văn bản
 Điều 7: Hình thức văn bản
Cỏc hỡnh thức văn bản hỡnh thành trong hoạt động của các cơ quan bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật:  Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông báo, chương trỡnh, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trỡnh, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển,......;
3. Văn bản chuyên ngành
Cỏc hỡnh thức văn bản chuyên ngành Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất.
Điều 8: Thể thức văn bản
* Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tờn loại và trớch yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tờn và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
*  Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax.
Điều 9: Soạn thảo văn bản
1.Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002.
2. Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:
-Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan giao cỏ nhõn soạn thảo hoặc chủ trỡ soạn thảo.
- Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xác định hỡnh thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
- Thu thập, xử lý thụng tin cú liờn quan;
- Soạn thảo văn bản;
- Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan việc tham khảo ý kiến của cỏc cỏ nhõn cú liờn quan; nghiờn cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;
- Trỡnh duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.
Điều 10. Duyệt bản thảo, sửa đổi, bổ sung bản thảo đã duyệt 
1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt. 
2. Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đó được duyệt phải trỡnh người duyệt xem xét, quyết định.
Điều 11. Đánh máy, nhân bản 
Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải bảo đảm những yêu cầu sau:
-  Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai sút hoặc khụng rừ ràng trong bản thảo thỡ người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản thảo đó;
-  Nhân bản đúng số lượng quy định;
-  Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định.
Điều 12. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành.
- Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản.
- Người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ phải kiểm tra và chịu trỏch nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản
Điều 13. Ký văn bản 
- Đơn vị làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan cú thể giao cho cấp phú của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
-  Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.
-  Người đứng đầu cơ quan có thể giao cho tổ trưởng ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan.
-  Khi ký văn bản không dựng bỳt chỡ; khụng dựng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai.
Điều 14. Bản sao văn bản 
- Hỡnh thức sao: sao y bản chớnh hoặc trớch sao, hoặc sao lục; tờn cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.
- Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định thỡ cú giỏ trị phỏp lý như bản chính.
Mục 2 Quản lý văn bản
Điều 15. Trình tự quản lý văn bản đến 
Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
2. Trỡnh, chuyển giao văn bản đến;
3. Giải quyết và theo dừi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Điều 16. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến 
Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
Điều 17. Trình, chuyển giao văn bản đến
- Văn bản đến phải được kịp thời trỡnh cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trỡnh và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
-  Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.
Điều 18. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến 
- Người đứng đầu cơ quancó trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
-  Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan.
- Người đứng đầu cơ quan có thể giao cho người được giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
-  Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp;
-  Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết;
-  Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Điều 19. Trình tự quản lý văn bản đi 
- Tất cả văn bản do cơ quan  phát hành ( gọi chung là văn bản đi) phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trỡnh bày; ghi số, ký hiệu và ngày, thỏng của văn bản;
2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);
3. Đăng ký văn bản đi;
4. Làm thủ tục, chuyển phỏt và theo dừi việc chuyển phỏt văn bản đi;
5. Lưu văn bản đi.
Điều 20. Chuyển, phát văn bản đi
- Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
-  Văn bản đi có thể được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng để thông tin nhanh.
Điều 21. Lưu văn bản đi
1. Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan và một bản lưu trong hồ sơ.
2. Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ tự đăng ký.
3. Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan phải được làm bằng loại giấy tốt được in bằng mực bền lâu.
 Mục 3. Lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào cơ quan lưu trữ
 Điều 22. Nội dung việc lập hồ sơ và yêu cầu đối với việc lập hồ sơ 
- Lập hồ sơ: Là đơn vị trường học nên số lượng công văn đi đến hằng năm ít, các loại hồ sơ chuyên môn được giải quyết theo định kỳ nên việc lập hồ sơ và yêu cầu lập hồ sơ thực hiện theo yêu cầu chung của đơn vị. Các loại hồ sơ từ khi hình thành đến lúc kết thúc phải đầy đủ các loại văn bản liên quan trong quá trình theo dõi và giải quyết xong công việc theo quy định
- Yêu cầu lập hồ sơ: Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận, chuyên môn ḿnh phụ trách.Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trỡnh tự diễn biến của sự việc hay trỡnh tự giải quyết cụng việc. Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều.
Điều 23. Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào cơ quan lưu trữ 
- Là đơn vị trường học, các loại hồ sơ mà nhà trường và các tổ chuyên môn được h́nh thành trong quá tŕnh hoạt động của nhà trường và các tổ chuyên môn được lưu tại văn pḥòng nhà trường, các loại hồ sơ khác lưu tại các tổ bộ phận liên quan ( như hồ sơ thư viện lưu tại thư viện, hồ sơ thiết bị lưu tại thiết bị, hồ sơ công đoàn lưu tại công đoàn trường, hồ sơ liên đội lưu tại liên đội, hồ sơ Chi đoàn lưu tại Chi đoàn...)
- Mọi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm.
Điều 24. Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tại liệu vào cơ quan lưu trữ.
- Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các bộ phận ḿnh quản lư.
- Người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị  trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới.
+ Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan mỡnh.
- Thủ trưởng của đơn vị chịu trách nhiệm với cấp trên về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức.
- Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó.
 Mục 4. Quản lư và sử dụng con dấu trong công tác văn thư
 Điều 25. Quản lư và sử dụng con dấu
- Con dấu của cơ quan phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
+  Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
+ Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan
+ Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đó cú chữ ký của người có thẩm quyền;
+  Không được đóng dấu khống chỉ.
- Việc sử dụng con dấu của đơn vị được quy định như sau:
+  Những văn bản do cơ quan ban hành phải đóng dấu của cơ quan
+ Những văn bản do đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng  dấu của đơn vị đó.
Điều 26. Đóng dấu
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan hoặc tờn của phụ lục.
- Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
 CHƯƠNG III: CÔNG TÁC LƯU TRỮ
 Điều 27. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu
- Tài liệu văn thư của cơ quan  phải được đăng ký và quản lý tại cơ quan ḿình.
- Các tổ chuyên môn, bộ phận và các cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản phải lập thành hồ sơ và bảo vệ an toàn.
- Tài liệu văn thư có giá trị lưu trữ của cơ quan phải được giao nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan theo thời hạn quy định .
- Người đứng đầu cơ quan quyết định việc lựa chọn tài liệu văn thư để giao nộp vào lưu trữ hiện hành loại ra tài liệu hết giá trị để tiêu huỷ theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu.
- Hằng năm cơ quan tổ chức chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu một lần vào cuối mỗi năm học (tháng 6 hằng năm).
- Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu và tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
Điều 28. Thống kê, bảo quản tài liệu lưu trữ 
- Thống kế các loại hồ sơ, tài liệu cần nộp lưu trong định kỳ tháng, năm
- Có các loại sổ sách đăng kư hồ sơ lưu trữ trong kho lưu trữ của cơ quan
- Tài liệu lưu trữ của cơ quan phải được bảo vệ an toàn.
- Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo quản tài liệu lưu trữ .
- Cán bộ lưu trữ có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về công tác lưu trữ hiện hành của cơ quan.
Điều 29. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan
- Toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan được phép sử dụng tài liệu lưu trữ trong đơn vị ḿnh.
- Các cá nhân, các đơn vị có liên quan ở bên ngoài cơ quan có thể sử dụng với mục đích cá nhân chính đáng.
- Có hồ sơ mượn, trả tài liệu lưu trữ khi các cá nhân, đơn vị có liên quan đến khai thác, sử dụng
- Các tài liệu lưu trữ mà các đơn vị, cá nhân đến mượn có thể sử dụng tại chỗ hay mang cũng có thể mang về pḥng làm việc thể thực hiện công việc mà ḿnh có liên quan.
- Thủ trưởng đơn vị là người có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan.
- Người phụ trách công tác lưu trữ cơ quan có trách nhiệm bảo vệ tài liệu và cho phép người sử dụng được mang tài liệu ra ngoài hay sử dụng tại chỗ.
- Việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phải thành lập các loại sổ để quản lư như sổ đăng kư, sổ giao nhận tài liệu sử dụng của người sử dụng.
Điều 30. Chế độ khen thưởng, xử lư vi phạm.
- Khen thưởng: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong đơn vị có thành tích trong công tác văn thư và lưu trữ sẽ được khen thưởng theo quy định.
- Xử lý vi phạm : Người nào vi phạm các quy định của quy chế này và các quy định khác của pháp luật về công tác văn thư và lưu trữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 
CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 - Tất cả các CBVC đều được thông báo cụ thể và niêm yết trước phòng hội đồng ngay từ khi ký quyết định ban hành quy chế này.
- Quy chế này có hiệu lực kể từ khi ký ban hành
- Những quy định trước đây trái với quy chế này thì được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hoặc bãi bỏ.
- Ban giám hiệu, các tổ bộ môn, các ban, hội đồng tư vấn và tất cả CBVC  trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra thực hiện quy chế này.
 
 
                                                          
 Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD;                                                                               (Đã ký)
- BGH trường,Tổ CM;
- Đăng Website;
- Lưu VP.
                                                                                               Hoàng Thị Cúc
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Cúc
Nguồn tin: HT trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website