Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi ngay từ bẩm sinh trẻ đã có khả năng tiếp thu học tập, hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới xung quanh. Trẻ được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Giáo dục Mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như: tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường học tập. Vậy, độ tuổi nào để các con bắt đầu đi nhà trẻ là hợp lý nhất ?
Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, từ 10 – 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.
1. Rèn luyện tính độc lập
Thông thường, các bậc cha mẹ sẽ cho trẻ đi lớp lúc chúng có một số bài học độc lập nhất định như biết gọi người lớn lúc muốn đi vệ sinh, biết tự mặc đồ. Đi lớp, cô giáo cũng như môi trường sẽ giúp bé nhanh chóng hoàn thiện khả năng này. Bé sẽ có tinh thần tự làm nhiều công việc phục vụ cho bản thân mà không dựa vào các bậc cha mẹ như tự đi giày dép, mặc áo khoác khi ra ngoài, tự dọn đồ chơi, tự chơi nữa và rửa tay khi tay bẩn hoặc trước bữa ăn mà không cần ai giúp đỡ khi mà ở nhà, có thể rất lâu sau bé mới biết tự làm nhiều việc này vì ở nhà bố, mẹ, ông bà hay người giúp việc thường làm thay hết phần của bé.
2. Biết tôn trọng trật tự và tuân thủ nền nếp
Tới trường, trẻ sẽ được dạy và sống trong môi trường có quy củ, trật tự và nền nếp do giảng viên đặt ra ở lớp học. Các trường mầm non thực hiện thời gian biểu tương đối nghiêm ngặt, từ giờ chơi góc, giờ sinh hoạt tập thể cho đến ăn bữa phụ, giờ ngủ trưa, giờ hoạt động ngoài trời… Đều phải tuân theo lộ trình hằng ngày. Các cô biết cách chỉ cho các bé tuân theo nền nếp, cũng như cá bé sẽ nhìn nhau, bắt chước nhau, hình thành thói quen tốt trong việc tôn trọng nền nếp, trật tự chung, điều nhưng khi ở nhà ít khi các bé rèn luyện được.
3. Có khả năng hòa nhập với môi trường mới tốt hơn
Mới đến lớp, trẻ có thể nhớ nhà, nhớ mẹ nên không thể chấp nhận việc ở trường cả ngày mà không có người thân quen. Nhưng với thời gian, môi trường có nhiều các bạn đồng lứa và kỹ năng nuôi dạy trẻ của các giáo viên, trẻ sẽ vượt qua những đòi hỏi về cảm xúc, kỹ năng xã hội và thể chất suốt 1 ngày ở trường. Điều đó sẽ giúp các con học được cách kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hòa nhập với môi trường mới, làm nền tảng để con học tập, phát triển trong tương lai.
4. Có khả năng hòa nhập và tham gia hoạt động nhóm
Trẻ có cơ hội được tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè, cô giáo. Cùng với các bạn ở lớp, chúng sẽ cùng học theo một chu kỳ thời gian, học hát, tham gia hoạt động nhóm như nghe cô kể chuyện, múa hát. Cho trẻ vui chơi với bạn cùng trang lứa, mẹ cùng con chơi các trò đóng vai như cô – trò trong lớp học có thể giúp trẻ chuẩn bị để thực hiện các hoạt động nhóm thành công khi đi học.
5. Được giáo dục kỹ năng kịp thời, khoa học
Thực ra, khi bé ở nhà cha mẹ cũng có thể dạy bé làm quen với bảng chữ cái, các con số hay dạy bé khá nhiều điều. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn rất nhiều khi bé được đến lớp, được các cô dạy dỗ theo 1 quy trình chung, khoa học hơn để bé phát triển đúng độ tuổi, đồng bộ với các cùng lứa tuổi, hạn chế có sự chênh lệch, khác biệt khi bé theo học phổ thông sau này.
Ý kiến bạn đọc