Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 88
  • Khách viếng thăm: 77
  • Máy chủ tìm kiếm: 11
  • Hôm nay: 92
  • Tháng hiện tại: 92
  • Tổng lượt truy cập: 11318016

Hỗ trợ online

Ban biên tập

Name: HT: Nguyễn Thị Vân

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Thu Hiền
Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười

MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI LỚP HỌC ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON

Đăng lúc: Thứ ba - 14/11/2023 09:16 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Vân
       Như chúng ta đã biết môi trường có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được vui chơi học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh, làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
Đối với trẻ mầm non, môi trường bên ngoài lớp học giúp cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, là yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Thông qua việc xây dựng môi trường ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia vào các hoạt động; trẻ được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, biết giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tích cực, chủ động hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
 Trong thực tế, trẻ ở trường mầm non Lâm Thủy đa số trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin; Phụ huynh phần lớn chưa thực sự quan tâm tới việc học của trẻ, việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
          Chính vì vậy, để trẻ được phát triển một cách toàn diện, chúng tôi những cô giáo trường mầm non Lâm Thủy đã chung tay xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm như sau:
Chúng tôi tận dụng các hành lang trước và sau lớp học. Hay là ở dưới các góc cầu thang để làm góc vận động, góc thiên nhiên, góc thư viện xanh, góc địa phương…
Ngoài những đồ dùng đồ chơi sẵn có, chúng tôi đã phối hợp với phụ huynh để tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương: chai nhựa, gỗ vụn, tre nứa, lốp xe, vải, len vụn, bao milong, đá cuội… và tạo nên các đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu đó.
+ Ở góc thư viện xanh:
          Tôi may các con rối bằng vải vụn thành những nhân vật theo từng câu chuyện và cho trẻ nói tên, kể lời thoại các nhân vật rối đó. 
Tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu: cát màu, đá sỏi, len, lá cây, vỏ cây... cho trẻ làm tranh sáng tạo theo nhóm. 
Ngoài ra tôi đã nhặt các hòn đá và viết các chữ số, chữ cái để trẻ có thể nhìn vào và đọc chữ. Vẽ các con vật, các loại quả lên đá  để trẻ gọi tên, trao đổi với nhau về đặc điểm, ích lợi, công dụng của chúng.
+ Ở góc vận động:
Ở góc này tôi phối hợp với phụ huynh làm các đồ dùng đồ chơi thể chất cho trẻ bằng tre, mây, gỗ: Xích đu, bập bênh, gióng thang, gậy thể dục, vòng ném...nhằm thu hút trẻ hoạt động tích cực.
+ Ở góc địa phương:
          Cùng vơi phụ huynh, trang trí, bày biện các sản phẩm, dụng cụ, ngành nghề của địa phương, dán tranh ảnh về các lễ hội truyền thống, các bộ trang phục của người dân nơi đây vào các giờ hoạt động tôi cho trẻ quan sát và cùng trò chuyện với trẻ về đặc điểm, công dụng, nét đẹp của các sản phẩm, dụng cụ, trang phục đó.
          + Ở góc thiên nhiên, góc cát nước, hay vườn rau của bé, chúng tôi cũng phối hợp với phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu hay cùng cô và trẻ tạo nên các đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động.
          Tất cả các đồ dùng đồ chơi sau khi làm xong, tôi sơn màu và trang trí đẹp mắt, nhằm thu hút sự hứng thú hoạt động của trẻ.
Các đồ chơi đều đảm bảo tính an toàn, tính giáo dục và phù hợp với độ tuổi và được thay đổi thường xuyên tránh sự nhàm chán cho trẻ.
Sau khi chuẩn bị, xây dựng được các góc chơi, tận dụng các giờ hoạt động mọi lúc mọi nơi chúng tôi hướng dẫn cho trẻ hoạt động.  
Trong khi trẻ hoạt động chúng tôi gợi mở, động viên trẻ gọi tên các đồ dùng, đồ chơi mà trẻ đang chơi, cho trẻ nói suy nghĩ của mình về cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi đó, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
  Qua đó phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ giúp trẻ tự tin hơn, trẻ sẽ tích lũy được kinh nghiệm vào cuộc sống của trẻ.  
Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ. Thường xuyên khuyến khích trẻ giáo tiếp, trao đổi với mọi người xung quanh bằng Tiếng Việt. Giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, phát triển được vốn ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ.




Tác giả bài viết: GV Hoàng Thị Hoài
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website