Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 74
  • Khách viếng thăm: 70
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 846
  • Tháng hiện tại: 846
  • Tổng lượt truy cập: 10207602

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ

Đăng lúc: Thứ tư - 03/01/2024 19:37 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Vân
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây việc phát triển cho trẻ cả về thể chất cũng như tinh thần là nhiệm vụ cấp thiết. Khi trẻ có  một thể lực tốt thì trẻ mới có đủ sức khỏe để tham gia học tập, khám phá, vui chơi, trải nghiệm. Qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 
Trong thực tế, trẻ ở trường mầm non Lâm Thủy đa số là trẻ dân tộc Bru Vân Kiều, nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi cao. Phụ huynh ít quan tâm đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
          Chính vì vậy, là một giáo viên dinh dưỡng công tác tại vùng sâu vùng xa, nhằm giúp trẻ được phát triển thể chất một cách phù hợp, giảm tỉ lệ còi xương suy dinh dưỡng, tôi đã áp dụng các biện pháp như sau:
Thứ nhất: Lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm: Để có được nguồn thực phẩm đúng nguồn gốc, đảm bảo an toàn, nhà trường đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm rau, củ, quả, thịt, trứng, cá với cơ sở có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; thường xuyên kiểm tra nguồn thực phẩm hàng ngày đưa đến trường. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ.
Thứ 2: Xây dựng thực đơn phù hợp: Tôi đã phối hợp cùng tổ chuyên môn xây dựng thực đơn 10 ngày không lặp lại, xây dựng khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, tăng thêm món rau xào phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Lựa chọn các thực phẩm, các món ăn mà trẻ thích, thường xuyên thay đổi món ăn theo mùa, theo tháng tránh sự nhàm chán cho trẻ. Nhờ vậy, chất lượng bữa ăn của trẻ luôn được đảm bảo.
Thứ 3: Chế biến món ăn theo đúng quy trình: Hằng ngày khi chế biến món ăn cho trẻ, tôi nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng quy trình bếp ăn một chiều và công tác lưu mẫu thức ăn hàng ngày, đề phòng ngộ độc thực phẩm...    
Thứ 4: Xây dựng vườn rau sạch: Trong các năm học vừa qua, tôi đã phối hợp với nhà trường xây dựng vườn rau của bé. Tôi đã tận dụng các thùng xốp để trồng rau, hay chia vườn rau theo các luống nhỏ và trồng các loại rau phù hợp với thời tiết, phù hợp với địa phương. Nhờ vậy mà vườn rau đã cung cấp một lượng thực phẩm rau củ quả phong phú, đảm bảo an toàn. Giúp nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Thứ 5: Công tác phối kết hợp: Hằng ngày, tôi thường trao đổi với giáo viên các lớp về việc tổ chức bữa ăn của trẻ. Trao đổi về khẩu vị của trẻ, về các món ăn mà trẻ thích hay không thích. Từ đó có sự điều chỉnh thực đơn phù hợp.
Ngoài ra tôi phối hợp với nhân viên y tế cân đo trẻ 3 lần/năm, để theo dõi sự phát  triển của trẻ.
 Đặc biệt, tôi cùng các giáo viên trong nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp với nhà bảo trợ ăn trưa cho trẻ.
 Nhờ áp dụng các biện pháp trên, trong các năm học vừa qua không có tình trạng ngộ đọc thực phẩm xảy ra; Tỉ lệ trẻ còi xương, suy dinh dưỡng giảm đáng kể; 100% trẻ được bảo trợ tiền ăn trưa 4 buổi/tuần; 4 tuần/ tháng; Phụ huynh ngày một tin, yêu khi cho con đến trường và đưa con đến trường đều dặn hơn.


Tác giả bài viết: GV Nguyễn Thị Hồng Chính
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website