Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 31
  • Khách viếng thăm: 23
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 0
  • Tháng hiện tại: 1071
  • Tổng lượt truy cập: 11742102

Hỗ trợ online

Ban biên tập

Name: HT: Nguyễn Thị Vân

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Thu Hiền
Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GÓC ĐỐI VỚI TRẺ 5-6 TUỔI

Đăng lúc: Thứ tư - 25/10/2023 23:27 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Vân
 Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Ở lứa tuổi này, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ rất đa dạng, phức tạp và không ngừng thay đổi. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh, nhưng đến 5-6 tuổi hoạt động  vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa và được phát triển một cách hoàn thiện.
Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, bởi chơi ở các góc của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật nó hết sức quan trọng đối với trẻ. Trẻ thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được thể hiện sự ham muốn, được bắt chước, được làm người lớn, được khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng, được giao lưu với bạn trong các vai chơi thông qua đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi. Từ đó trẻ hiểu được các mối quan hệ về thế giới xung quanh trẻ một cách hoàn thiện hơn.
Chính vì vậy, để trẻ được hoạt động một cách tích cực, chủ động và sáng tạo khi tham gia hoạt động góc, chúng ta cần cần:
- Xây dựng, bố trí và sắp xếp các góc hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: Môi trường cho trẻ hoạt đọng cần phải đẹp, hấp dẫn, phù hợp với đội tuổi, phù hợp với đặc điểm của nhóm lớp. Chính môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ tư duy, suy nghĩ, đây chính là yếu tố giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động góc.
- Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thay đổi hình thức chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong các góc. 
Trẻ mầm non thường thích hoạt động với đồ dùng đồ chơi, đồ chơi ở các góc càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi là phương tiện trực quan hữu hiệu để kích thích sự hứng thú của trẻ tích cực tham gia hoạt động.   
Ngoài những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu nhà trường cấp phát hàng năm. Giáo viên cần làm thêm đồ dùng đồ chơi, tìm kiếm thêm các nguyên vật liệu để bổ sung vào các góc chơi cho trẻ hoạt động. Trong qua trình làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên động viên khuyến khuyến khích trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi cùng cô. Bởi khi trẻ được cô tự mình làm ra những đồ chơi thì trẻ sẽ cảm thấy rất thích thú biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi cũng như tích cực chơi với những đồ chơi mà trẻ đã cùng cô làm ra.
 Hoạt động góc là hoạt động quan trọng nhất bởi nó chiếm phần lớn thời gian trong thời gian biểu của trẻ và có tác động chi phối các hoạt động khác, qua hoạt động này trẻ được phát triển về mọi mặt đức - trí - thể - mỹ, trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức, được rèn luyện về kỹ năng, tăng thêm vốn sống và góp phần phát triển toàn diện cho trẻ sau này.
 

Tác giả bài viết: GV Hoàng Thị Hoài
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website