Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ thiết yếu để giao tiếp, trao đổi và diễn đạt ý kiến, bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình. Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ, là sản phẩm của hoạt động trí óc. Ngôn ngữ càng phong phú thì việc hoà nhập với cuộc sống xã hội cũng như việc học của trẻ diễn ra càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ vùng dân tộc thiểu số thì vốn tiếng Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thực tế trẻ ở trường mầm non Lâm Thủy nói chung và trẻ lớp tôi phụ trách nói riêng, phần đa đều là dân tộc Bru-Vân Kiều. Trẻ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày, ít sử dụng tiếng Việt. Điều đó khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, thụ động, thậm chí tự ti, mặc cảm, dẫn đến khả năng tiếp thu bài rất chậm. Hơn nữa, môi trường sử dụng tiếng Việt của trẻ chỉ thu gọn trong trường, lớp mầm non. Phụ huynh chưa hiểu biết và có nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của tiếng Việt đối với sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết nhằm: giúp trẻ ghi nhớ và lĩnh hội được một vốn tiếng Việt phong phú; Giúp trẻ nghe, hiểu và nói tiếng Việt đúng nghĩa hơn; Làm giảm tình trạng nói lắp, nói cụt ở trẻ, tăng khả năng diễn đạt và nói tiếng Việt được lưu loát hơn; Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh bằng tiếng Việt và tạo cơ hội giao tiếp mọi lúc mọi nơi bằng tiếng Việt cho trẻ; Phát huy tối đa khả năng tư duy và lĩnh hội được kiến thức kỹ năng trong các hoạt động một cách tốt hơn nhờ việc nghe hiểu tiếng Việt; Giúp trẻ yêu thích và sử dụng tiếng Việt một cách thường xuyên hơn.
Để việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ có hiệu quả, giúp trẻ có được vốn tiếng Việt phong phú, đa dạng trong học tập cũng như trong giao tiếp với mọi người xung quanh tôi đã áp dụng các biện pháp như sau:
- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường giáo dục:
+ Xây dựng môi trường trong lớp học
+ Xây dựng môi trường ngoài lớp học.
+ Xây dựng môi trường xã hội.
Là một giáo viên mần non, tôi luôn tạo bầu không khí trong lớp học của mình gần gủi, thân thiện. Bằng cách tôi thường xuyên giao tiếp, trao đổi với trẻ bằng tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi và tham gia vào các trò chơi cùng với trẻ. Tôi động viên, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp với cô và giao tiếp với các bạn. Nếu trẻ nào sử dụng tiếng mẹ đẻ tôi sẽ giải thích nghĩa của các từ đó và hướng dẫn trẻ nói lại trọn vẹn câu đó bằng tiếng Việt.
- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày.
Ý kiến bạn đọc