Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 83
  • Khách viếng thăm: 75
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 24371
  • Tháng hiện tại: 49920
  • Tổng lượt truy cập: 10848998

Hỗ trợ online

Ban biên tập

Name: HT: Nguyễn Thị Vân

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Thu Hiền
Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Đăng lúc: Chủ nhật - 19/02/2023 14:52 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Vân
 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 
      Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.
  1. Nguyên nhân gây bệnh      
       Bệnh gây ra do các loại virut thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virut đường ruột khác, trong đó hay gặp là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virut EV71 có thể gây các biến chứng nặng như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong.
II. Tính chất lây lan của bệnh­
      Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virut vẫn tồn tại trong phân). Bệnh không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.
III. Triệu chứng của bệnh
- Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày.
- Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 0C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.
- Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát:
+ Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.
+ Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.
    Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước.
     Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.
IV. Biến chứng của bệnh
      Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.
V. Điều trị
      Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
VI. Phòng ngừa
       Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn,
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (như: ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh tay-chân-miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
- Không cho trẻ đến trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
- Luôn lau dọn nhà cửa, trường học sạch sẽ.
 
                                                                                                                        Lâm Thủy,ngày …..tháng 10 năm 2022
                                                                                                                                      NHÂN VIÊN Y TẾ
 
 
 
                                                                                                                                        Lê Thị Ngọc Yến
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Ngọc Yến
Nguồn tin: NV Y Tế
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website