Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 29
  • Khách viếng thăm: 26
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 1038
  • Tháng hiện tại: 17498
  • Tổng lượt truy cập: 10030428

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Đăng lúc: Thứ năm - 31/03/2022 22:06 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ:
- Trẻ sinh non.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
- Trẻ bị còi xương.
- Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý như cung cấp các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thiếu hụt, nhất là các chất proteine.
2. Biểu hiện của suy dinh dưỡng:
     - Không lên cân hoặc giảm cân
     - Không phát triển chiều cao
     - Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão.
     - Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
     - Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp...
3. Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ:
 - Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
 - Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
 - Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.
 - Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
  - Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.
  - Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
- Thực hiện vệ sinh môi trường tốt, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện; đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Cần thường xuyên cho trẻ ra ngoài trời, lợi dụng điều kiện tự nhiên, hít thở không khí trong lành, thường xuyên tắm nắng cho trẻ để tăng cường thể chất.
4. Biện pháp thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ:
a) Đối với phụ huynh:
 + Cần quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống thêm sữa và nước hoa quả…
+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, ăn điều độ, không ăn quá no không bỏ bữa, không bị quá đói, ăn nhiều vào bữa sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá bóng, leo cầu thang, đi bộ, bơi lội), lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và các bạn giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ.
+ Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử.
+ Phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trước và sau ốm.
b) Đối với nhà trường:
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và hoạt động của trẻ.
+ Theo dõi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện tốt chế độ lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
+ Giáo viên cần có biện pháp chăm sóc riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng như: trong giờ ăn của trẻ giáo viên phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái…
+ Nhân viên dinh dưỡng xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa thay đổi theo tháng, phù hợp với tiền ăn của trẻ, nhằm đáp ứng với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cách tính định lượng xuất ăn/trẻ, cách chia sao cho đủ lượng. Cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỉ lệ các chất dinh duỡng trong ngày, đảm bảo cân đối đủ chất.

Tác giả bài viết: Lê Thị Ngọc Yến
Nguồn tin: NV Y Tế
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website