Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 18
  • Hôm nay: 828
  • Tháng hiện tại: 17288
  • Tổng lượt truy cập: 10030218

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 14:57 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
Bài tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- Thời gian: 8h ngày 12/09/2018
- Địa điểm: Trường mầm non Lâm  Thủy.
- Đối tượng tuyên truyền: tập thể CB, GV, NV ,PH trường MN Lâm  Thủy.
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
  1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền
Bệnh SXH do virus Dengue gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành do bị loài muỗi có tên là Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
* Lưu ý : Dịch SXH thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.
2. Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có  chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.
- Xuất huyết nặng
Cần phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng để chuyển viện điều trị kịp thời, tránh tử vong.
Tuy nhiên để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đòi hỏi có sự quan tâm của cả cộng đồng và gia đình, cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách:
    - Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ Nylon để muỗi không vào đẻ trứng.
    - Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nuớc to cần nên thả cá 7 màu để ăn lăng quăng.
    - Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.
    - Xung quanh các công trình vệ sinh phải sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết để không có nơi muỗi đẻ trứng.
    - Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện lăng quăng phải xử lý kịp thời.
    - Đồ dùng đồ chơi của trẻ phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
    - Tạo lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát để muỗi không có nơi đẻ trứng.
    - Trừ diệt các ổ dịch.
 2. Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách :
    - Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
    - Cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm.
    - Dùng nhan, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.
    - Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.
    - Phòng lớp luôn sạch sẽ, thông thoáng và các góc đồ chơi phải lau chùi thường xuyên tránh muỗi ẩn trú…
 
   HIỆU TRƯỞNG                                                                     NHÂN VIÊN Y TẾ
 
 
 
  Hoàng Thị Cúc                                                                          Lê Thị Ngọc Yến
 
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Ngọc Yến
Nguồn tin: Nhân viên trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website