I. NỘI DUNG:
1. Rửa tay: Rửa tay đúng cách: biện pháp phòng chống tích cực các bệnh ký sinh trùng.
a. Quy trình rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước:
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
- Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch.
- Bước 7: Lấy khăn lau khô tay.
b. Thời điểm nào cần phải rửa tay?
- Luôn luôn rửa tay trước khi:
Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;
Khi ăn uống;
Điều trị vết thương hoặc chích thuốc;
Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương;
Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;
- Luôn luôn rửa tay sau khi:
Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô ;
Sử dụng nhà vệ sinh;
Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;
Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;
Điều trị vết thương;
Chạm vào người bệnh hay các vết thương;
Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn;
Rửa tay bất cứ lúc nào thấy bẩn.
2. Hướng dẫn cách rửa mặt:
*) Trước khi hướng dẫn cách rửa mặt, giải thích cho trẻ biết tại sao phải giữ cho mặt, mũi sạch sẽ (để cho mặt lúc nào cũng sạch sẽ, đẹp, đáng yêu, ….) Trẻ biết khi nào phải rửa mặt (khi bẩn, lúc ngủ dậy, lúc đi chơi về, sau bữa ăn,…),
- Lấy nước từ vòi nước, hoặc múc từ trong xô, chậu,…
*) Hướng dẫn trẻ cách rửa mặt:
- Sắn tay áo ( nếu tay áo dài )
- Rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
- Vò khăn, vắt nước. nếu dùng chậu thì múc nước ra chậu lần 2. Nhúng khăn vào chậu nước, vò khăn, vắt bớt nước.
- Rũ khăn, trải khăn lên lòng bàn tay, lau hai mắt trước, sau đó lau trán, hai má, cằm, mũi, quanh miệng. Vò khăn lần 2, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt sau ngoáy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi. Chú ý luôn để da mặt được tiếp xúc với khăn sạch.
- Vò khăn lần cuối, vắt kiệt nước, rũ thẳng và phơi lên giá.
Sau mỗi lần trẻ rửa mặt, nên thay nước khác, không để trẻ rửa chung 1 chậu nước hoặc lau chung 1 khăn mặt.
2. Đánh răng đúng cách:
Phải chải răng cả ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
- Cách chải mặt ngoài và mặt nhai: đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm răng, chải theo chiều từ chân răng đến mặt nhai với động tác tới lui nhẹ nhàng. Tránh chải răng theo chiều ngang vì nó sẽ làm mòn chân răng. Chải tuần tự như thế cho sạch tất cả các răng.
- Đối với mặt trong: đặt lông bàn chải theo chiều thẳng đứng và dùng đầu bàn chải nhẹ nhàng chải từ trên xuống dưới.
II. HÌNH THỨC
- Tuyên truyền rộng rãi trong toàn trường: thông báo ở trang web nhà trường và góc tuyên truyền các lớp về vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Theo dõi và kiểm tra các hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày của trẻ: rửa tay, đánh răng, rửa mặt, kiểm tra móng tay, móng chân, đầu tóc,…
+ Đối với trẻ 4-5 tuổi, 5-6 tuổi biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước theo quy trình, biết rửa mặt đúng cách; biết tự phục vụ các nhu cầu vệ sinh cá nhân.
+ Đối với trẻ 3-4 tuổi, 24-36 tháng: biết được cần vệ sinh cá nhân; được chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cá nhân; móng tay, móng chân được cắt ngắn, đầu tóc, áo quần gọn gàng; làm quen với cách đánh răng, quy trình rửa tay.
- Kết hợp giáo dục trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh hàng ngày, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cho trẻ thói quen tự ý thức vệ sinh cho mình trong khi chơi và học.
Ý kiến bạn đọc