Nếu cha mẹ cho trẻ quá nhiều thứ thì có thể hình thành một ý niệm sai lầm ở trẻ rằng “đạt được là cội nguồn của hạnh phúc”. Điều cần thiết là phải dạy trẻ hiểu được niềm vui của con người không chỉ có được từ những tài sản vật chất.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giống nhau để giúp giáo viên và cha mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn. Vậy đặc điểm tâm lý trẻ mầm non có những điều gì cần lưu ý?
Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con mình. Chúng ta muốn nuôi dạy trẻ đúng cách và luôn ở đó khi con cần. Mặc dù không thể dạy trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà mọi bậc cha mẹ đều nên dạy con. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề tốt hơn trong cuộc sống và trở thành một công dân có trách nhiệm, biết tôn trọng trong xã hội.
Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường; nhiệt độ không khí dao động, độ ẩm môi trường cao... là cơ hội cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Để chủ động phòng ngừa, các bận cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây
Đại dịch COVID-19 đang thay đổi cuộc sống gia đình của hàng triệu người trên toàn cầu. Đối với các bậc cha mẹ có con cái đã nghỉ học tại trường, những căng thẳng có thể tăng lên do vừa phải gánh vác công việc vừa phải chăm sóc con cái của họ, cộng với những lo lắng tiềm ẩn về việc mất thu nhập do dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó, việc nghỉ tại nhà trong thời gian dài do giãn cách xã hội nhằm mục đích để hạn chế sự lây lan của vi-rút, được cho là có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm lý và hành vi của trẻ em. Trách nhiệm của người lớn như ông bà, cha mẹ, bác sĩ, giáo viên và người giúp việc là làm sao để chăm sóc những đứa trẻ của chúng ta một cách an toàn, khỏe mạnh.
Trong thời đại phát triển ngày nay, trẻ em được cho đi học mầm non từ rất sớm. Sớm nhất có thể là trẻ 6 tháng tuổi, trễ nhất là khoảng 2 – 3 tuổi. Việc phải rời xa tổ ấm, xa mẹ - người an toàn nhất với mình từ rất sớm làm cho tâm lý trẻ mầm non có những xáo động nhất định. Với các em, thầy cô hay bạn bè đều là những người mới lạ, còn môi trường mầm non thì "hoàn toàn đáng sợ". Trẻ xem đó là một thế giới vô cùng rộng lớn mà lại không có mẹ - điểm tựa bên cạnh. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên vô cùng sợ hãi vì phải đi học mỗi ngày. Trẻ khóc lóc, la hét, bám mẹ khi đến trường. Thậm chí, nhiều trẻ giả vờ kêu ốm, kêu mệt, đau bụng hay khóc lóc với ba mẹ để không phải đi học. Tuy nhiên, các "triệu chứng" này lập tức biến mất nếu như cha mẹ cho bé nghỉ học ở nhà buổi hôm đó.
Để cải thiện tình trạng biếng ăn và giúp bé tiêu hóa tốt, mẹ đừng bỏ qua một số thực phẩm mùa hè nên cho bé ăn dưới đây nhé! Một thực đơn an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho bé tưởng rằng đơn giản, nhưng nếu mẹ không tìm hiểu và cân đối một cách khoa học mà chỉ làm theo cảm tính sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của bé. Những thực phẩm dưới đây đều có rất nhiều vào mùa hè. Việc cho bé ăn thực phẩm đúng mùa vụ sẽ hạn chế được dư lượng thuốc bảo vệ thực nên an toàn cho bé. Mùa hè các bé vận động nhiều, lượng mồ hôi tiết ra, cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu đi. Vì vậy mẹ phải biết cách chọn thực phẩm cho bé để con tăng sức đề kháng, hạn chế ốm đau trong mùa hè.
Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh bảo bọc con mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống mầm non tự lập.
Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình bằng cả 5 giác quan. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn… Ở giai đoạn này, các học cụ cần đảm bảo an toàn, phong phú, đảm bảo những trải nghiệm luôn mới mẻ đối với trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau. Chính vì tầm quan trọng đó, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở độ tuổi mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
Bạn đã từng nghe tới cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 3”? Bạn đã từng đau đầu khi không biết giải quyết thế nào với những thay đổi thất thường của con theo từng lứa tuổi? Bạn đã từng thắc mắc về các dấu hiệu đặc trưng của con trong mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau?
Trong 5 năm trở lại đây đối với giáo dục mầm non nói riêng ngày càng nhiều cơ sở giáo dục và các phụ huynh nhận ra rằng: Trẻ em đang quá thiếu những kỹ năng sống (KNS) cơ bản. Nguyên nhân của thực trạng này là do đâu? Đó là sự thiếu thốn chương trình khoa học, bài bản trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Bệnh sởi là một căn bệnh cấp tính do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc, năng lực vận động và tư duy kém, dể mắc bệnh tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường.
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ? ♦ Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ con để con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu được. Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều học sinh thông minh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu, yếu các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và quá trình xin việc, đi làm.
Bé đến giai đoạn tuổi mẫu giáo thường có khuynh hướng muốn độc lập, trưởng thành. Trẻ bắt đầu biết khám phá và rất tò mò. Sự phát triển tâm lý ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, vì trẻ bắt đầu được hòa mình vào môi trường tập thể, đó là môi trường lớp học