Bạn có biết, ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh, vùng đất với những con người dân tộc thiểu số và mọi điều kiện còn nhiều khó khăn vất vả. Ở nơi đó, có một ngôi trường được mang tên: "Trường mầm non Lâm Thủy". Ban đầu ở đây chỉ là một mảnh đất với những ngọn đồi lớn nhỏ đầy đá và sỏi. Chúng tôi, những cô giáo vùng cao đã nghĩ rằng với bãi đá sỏi này, những cây rau, cây hoa, những cây xanh... liệu có thể mọc lên được hay không, chúng tôi có thể làm được gì với bãi đất này, đó là một câu hỏi lớn đã đặt ra cho chúng tôi.
Và rồi, đúng như câu nói:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi tận dụng những thời gian rãnh để đào đá sỏi, xúc đất chuyển về trường, xin phân về trồng và chăm sóc từng cây rau, cây hoa, ngọn cỏ...
Với những giọt mồ hôi thấm đẫm áo, với những bàn tay xơ xác vì cày cuốc. Để rồi, ngày hôm nay chúng tôi đã nở được những nụ cười mãn nguyên, đó là những nụ cười hạnh phúc, là lòng nhiệt huyết, là tình yêu nghề mến trẻ, là trách nhiệm của những cô giáo vùng cao chúng tôi đã được đền đáp cho sự cố gắng. Những cây rau luôn xanh tốt, cung cấp được nguồn thực phẩm sạch, cải thiện bữa ăn cho trẻ. Những cây hoa luôn rở rộ, tạo được khuôn viên trường luôn xanh đẹp, điều đó giúp trẻ thích thú khi đến trường.
Ý kiến bạn đọc