Rss Feed

Danh mục

Webmail

Thống kê

  • Đang truy cập: 62
  • Hôm nay: 21248
  • Tháng hiện tại: 47349
  • Tổng lượt truy cập: 8490642

Hỗ trợ online

Quản trị mạng

Name: Nguyễn Quang Mười
Ban biên tập

Name: HT: Hoàng Thị Cúc

Name: Lê Thị Diệc

Name: Nguyễn Thị Huyền Trang

QUY CHẾ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 - 2019

Đăng lúc: Thứ năm - 01/11/2018 05:50 - Người đăng bài viết: Hoàng Thị Cúc
PHÒNG GD & ĐT LỆ THUỶ           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM   
TRƯỜNG MN LÂM THỦY                            Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
     
       Số:    /QĐ-HT                                          Lâm  Thủy, ngày 2 9 tháng 9 năm 2018
 
QUYẾT ĐỊNH
   Về việc Ban hành Quy định về quản lý, khai thác sử dụng tài sản 
 nhà trường MN Lâm Thủy
HIỆU TR­ƯỞNG TRƯ­ỜNG MẦM NON LÂM THỦY
 
 Căn cứ Điều lệ Trường mầm non ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông tư số 44/2010/TT-BGDDT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo về việc sữa đổi bổ sung một số Điều lệ Trường mầm non; Căn cứ Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo Quyết định “Về việc Ban hành Điều lệ trường mầm non”;
Căn cứ các Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT; của Sở GD&ĐT Quảng Bình; Phòng GD&ĐT Lệ Thủy và bậc học Mầm non;
Căn cứ vào tình hình thực tế tài sản, các trang thiết bị, đồ dùng của nhà trường;
Căn cứ vào Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học ngày 29/9/2018 của nhà trường và tình hình, điều kiện thực tế của trường Mầm non Lâm Thuỷ;
QUYẾT ĐỊNH:
       Điều 1. Ban hành  kèm theo Quyết định này “Ban hành Quy định về quản lý, khai thác sử dụng tài sản của trường Mầm non Lâm Thủy”.
      Điều 2. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
      Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà tr­ường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
            Nơi nhận:                                                                 HIỆU TRƯ­ỞNG                                                            
          - Nh­ư điều 3;                                                                 
            - L­ưu VP.                                                                             (Đã ký)
 
                                                                                             Hoàng Thị Cúc
 
 
 PHÒNG GD- ĐT LỆ THUỶ                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LÂM THUỶ                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      
     Số:  /QC-MNLT                              Lâm Thuỷ, ngày 29 tháng 9 năm 2018
 
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI SẢN
TRƯỜNG MN LÂM THỦY
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .../QĐ-HT, ngày 29 tháng 9 năm 2018
của Hiệu trưởng trường MN Lâm Thủy)
 
Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Đối tượng áp dụng.
1. Tài sản của nhà trường là tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn kinh phí khác, do trường MN Lâm Thủy quản lý, khai thác và sử dụng.
2. Tài sản nhà trường giao cho các đơn vị quản lý, khai thác và sử dụng cho mục đích chung của toàn trường.
Điều 2. Tài sản của nhà trường bao gồm.
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, phục vụ học tập giảng dạy v.v...
Điều 3. Phạm vi áp dụng.
Thực hiện chế độ đăng ký, báo cáo tài sản; quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, tiếp nhận tài sản; chế độ quản lý, khai thác sử dụng và xử lý tài sản.
Điều 4. Tài sản Nhà trường: Được kiểm tra, kiểm kê, đăng ký, theo dõi về hiện vật và giá trị theo quy định của Nhà nước
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng quản lý, khai thác và sử dụng tài sản Nhà trường.
1. Ban giám hiệu:
- Thống nhất quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của Nhà trường. Ban giám hiệu phân công một đồng chí phụ trách trực tiếp công tác này.
2. Phòng chức năng:
- Lập kế hoạch và triển khai tổ chức đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
- Xây dựng chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong Nhà trường và thực hiện quản lý Nhà nước về sử dụng tài sản như chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của các cấp có thẩm quyền .
- Xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý chi tiêu nhằm quản lý, khai thác và sử dụng với hiệu quả cao tài sản Nhà trường.
- Kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của các đơn vị trong trường.
- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, điều chuyển, thu hồi và xử lý tài sản theo quy định.
- Thực hiện đúng chế độ hạch toán, đăng ký và báo cáo về thực trạng tài sản của nhà trường định kỳ theo quy định hiện hành của Nhà nước.  
3. Các tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng các khối chịu trách nhiệm trước Nhà trường về công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài sản mà nhà trường giao cho tổ theo đúng kế hoạch của nhà trường, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn.
- Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thanh lý tài sản của Nhà trường đã giao cho các tổ theo qui định và kế hoạch của Nhà trường.
- Theo dõi, kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản.
- Chịu trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản.
Điều 6. Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản sai mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được Nhà trường quy định.
 
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG
Điều 7. Đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng khác và tài sản gắn liền với đất đai của Nhà trường được thực hiện như sau:
1. Hàng năm Nhà trường lập báo cáo về nhu cầu xây dựng mới hoặc xây dựng thêm nhà, công trình xây dựng khác và tài sản gắn liền với đất đai để trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Sau khi được phép xây dựng, Nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoặc tham gia quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng cơ bản.
Điều 8. Mua sắm phương tiện trang thiết bị làm việc cho Nhà trường được thực hiện như sau:
1. Hàng năm Nhà trường lập báo cáo về nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải và trang thiết bị làm việc để trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Sau khi kế hoạch về mua sắm phương tiện trang thiết bị làm việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì Nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoặc tham gia mua sắm tài sản theo đúng quy định.
Điều 9. Đăng ký tài sản.
1. Đăng ký tài sản với cơ quan tài chính nhà nước có thẩm quyền:
a) Tài sản phải đăng ký gồm: nhà, đất đai và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác;
b) Nội dung đăng ký gồm: Tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản, diện tích (nhà, đất), đặc điểm kỹ thuật, giá trị, mục đích sử dụng, thời gian bắt đầu đưa vào sử dụng;
c) Đối với tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước phải làm thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính ngay sau khi hoàn thành việc mua sắm hoặc sau khi hoàn tất thủ tục tiếp nhận tài sản hoặc công trình xây dựng đã được bàn giao và đưa vào sử dụng.
2. Mở sổ sách theo dõi cả về hiện vật và giá trị đối với mọi tài sản nhà nước.
3. Báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Phòng GD-ĐT về tài sản Nhà trường theo qui định.
Điều 10. Việc sử dụng tài sản.
1. Tài sản của Nhà trường phải được sử dụng đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và các mục đích khác. Những vấn đề phát sinh do Hiệu trưởng quyết định .
2. Nhà trường quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng  nhà làm việc, máy móc, thiết bị, điện thoại, điện, nước, vật tư, nhiên liệu vv...phù hợp với công việc cụ thể.
Điều 11. Quy định về niêm phong bảo quản tài sản.
1. Máy móc, thiết bị phải được niêm phong (theo quy định) trước khi bàn giao đưa vào sử dụng .
2. Việc tháo dỡ niêm phong để sửa chữa hoặc thay thế chỉ khi được phép của nhà trường và có sự chứng kiến cuả đại diện phòng chức năng.
3. Cá nhân tự tiện tháo dỡ niêm phong sẽ được coi là xâm phạm tài sản của Nhà trường và bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
4. Kế toán phải có sổ theo dõi tài sản theo mẫu của nhà trường quy định.
Điều 12. Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của Nhà trường giao cho nhà trường được thực hiện như sau.
1. Mọi tài sản của Nhà trường giao cho các tổ đều phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sử dụng tài sản. 
2. Hàng năm, các tổ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà trường căn cứ vào thực trạng tài sản và chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng tài sản, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản gửi báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt.
3. Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được duyệt, tổ hành chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả. Các tổ quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm nghiệm thu tài sản để đưa vào sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt khi có quyết định của Nhà trường đơn vị quản lý, sử dụng tài sản  phải trực tiếp thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
Điều 13. Việc điều chuyển, giao sử dụng có thời hạn tài sản của Nhà trường được thực hiện theo qui định sau:
1. Tài sản của Nhà trường giao cho các tổ quản lý, sử dụng chỉ được điều chuyển cho cho tổ khác khi có quyết định của Hiệu trưởng.
2. Mọi tài sản của Nhà trường khi điều chuyển từ tổ này này sang tổ khác khác phải được các thành viên phối hợp cùng các tổ quản lý, sử dụng lập biên bản, đánh giá thực trạng và giá trị.
3. Các tổ, cá nhân có nhu cầu giao sử dụng có thời hạn tài sản của Nhà trường phải có đề nghị, trình Hiệu trưởng quyết định. Khi hết hạn giao quyền sử dụng tài sản thì phải trả lại. Tài sản được trả lại được kiểm tra, đánh giá thực trạng, giá trị và được ghi vào sổ theo dõi tài sản.
Điều 14. Thu hồi tài sản của Nhà trường đã giao cho các tổ quản lý, sử dụng.
1. Tài sản của Nhà trường đã giao các tổ quản lý, sử dụng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Các tổ, các lớp được giao trực tiếp sử dụng tài sản của Nhà trường không còn nhu cầu sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng nhiều do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ hoặc các lý do khác;
b) Tài sản được giao thừa so với tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng.
2. Các lớp được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản của Nhà trường bị thu hồi phải thực hiện chuyển giao đầy đủ tài sản  theo đúng quyết định thu hồi.
3. Tổ hành chính có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tài sản thu hồi và lập phương án sử dụng tài sản đó trình Hiệu trưởng quyết định.
Điều 15. Xử lý tài sản của Nhà trường không cần dùng, không còn sử dụng được.
1. Tài sản không cần dùng, không còn sử dụng được của Nhà trường phải được xử lý, thanh lý kịp thời theo đúng qui định của Nhà nước.
2. Toàn bộ tiền thanh lý tài sản nhà nước sau khi trừ đi các chi phí bảo quản và thanh lý tài sản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ qui định.
Điều 16. Xử lý tài sản của Nhà trường bị hư hỏng và bị mất.
1. Khi tài sản bị hư hỏng các tổ, cá nhân được giao trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản của Nhà trường có tài sản bị hư hỏng phải kịp thời lập biên bản xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đến từng cá nhân và báo cho tổ trưởng hành chính để lập phương án xử lý trình Hiệu trưởng quyết định.
2. Khi có tài sản bị mất các tổ, cá nhân được giao trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản của Nhà trường có tài sản bị mất phải kịp thời phối hợp cùng bộ phận bảo vệ, lập biên bản xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đến từng cá nhân và báo cáo Hiệu trưởng.
 
CHƯƠNG III
KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG
Điều 17. Việc sử dụng tài sản phục vụ công tác đào tạo được quy định như sau.
1. Việc khai thác sử dụng tài sản phải thực hiện theo kế hoạch chung của Nhà trường và được Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Nhà trường ưu tiên sử dụng tài sản phục vụ cho công tác học tập của các cháu theo trình tự sau.
- Các lớp kế hoạch sử dụng tài sản theo đề cương chi tiết gửi các tổ trưởng kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi bắt đầu năm học.
- Các tổ, cá nhân quản lý tài sản tổ chức thực hiện khi có kế hoạch.
Điều 18. Quy định trách nhiệm đối với người trực tiếp sử dụng tài sản.
- Phải là người có chuyên môn hoặc đã được đào tạo và hướng dẫn sử dụng;
- Phải là người được giao trách nhiệm vận hành sử dụng;
- Phải chịu trách nhiệm về thực trạng hoạt động tài sản theo quy định này.
Điều 19. Duy trì sự hoạt hoạt động bình thường của các thiết bị.
- Tập thể, cá nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng trang thiết bị phải đảm bảo các thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt.
- Trong thời gian nghỉ dài, tập thể, cá nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng trang thiết bị phải bố trí duy trì thiết bị hoạt động định kỳ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật.
 
CHƯƠNG IV
XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Xử lý vi phạm.
- Các tổ, cá nhân được giao trực tiếp quản lý sử dụng tài sản nhà trường vi phạm quản lý sử dụng tài sản nhà trường theo qui định này và các văn bản khác có liên quan thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại cho Nhà trường.
Điều 21. Khen thưởng.
Người có công phát hiện các hành vi xâm phạm hoặc làm lãng phí tài sản Nhà trường được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà trường.
Điều 22. Điều khoản thi hành.
1. Tổ trưởng hành chính chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Tổ trưởng các khối chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của Quy định này do Hiệu trưởng quyết định./.
 
                                                                                   
        Nơi nhận:                                                                                     HIỆU TRƯỞNG
       - GD&ĐT Lệ Thủy;                                                                          (Đã ký)
       - Công đoàn trường;
     - Lưu VP.                                                                                     
                                                                                                           Hoàng Thị Cúc
                                                                                    
 
 
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Cúc
Nguồn tin: HT trường MN Lâm Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết website